Kết quả tìm kiếm cho "nuôi cá thát lát cườm"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 28
Tận dụng nguồn nguyên liệu từ gia đình và địa phương, anh Nguyễn Thanh Tùng (xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã nghiên cứu, đầu tư trang thiết bị để sản xuất các loại sản phẩm từ cá thát lát. Nhiều sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường hiện nay, như: Chả cá rút xương tẩm gia vị, chả cá tẩm gia vị, cá thát lát muối sả và gần đây nhất là lạp xưởng cá thát lát với hương vị thơm ngon, được đánh giá tiềm năng trong việc bình chọn sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Mặc dù siêng năng làm lụng cả đời nhưng cảnh nghèo, túng thiếu vẫn đeo bám họ. Nay trong tuổi già, họ cũng phải vất vả kiếm từng đồng để chạy chữa bệnh tình và chăm lo cho con cháu.
Với sản xuất vụ 3, một mặt tạo sinh kế cho người dân trong mùa dịch, mặt khác tạo đà thúc đẩy cho tăng trưởng trên địa bàn TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) những tháng cuối năm. Từ lúa, cá đến rau màu, cây ăn trái, tất cả đều được đẩy mạnh sản xuất theo tín hiệu của thị trường.
Những ngày qua, cùng với các ngành nghề khác trong xã hội, trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp (DN), nông dân trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh thả giống vào ao, tiến tới phục hồi sản xuất, chuẩn bị giai đoạn phát triển mới.
Một bên khẳng định, đã cho mượn tiền vì “tình nghĩa”. Bên lại bác bỏ, nói không mượn 300 triệu đồng mà lấy lại tiền đã bỏ ra. Không thống nhất được với nhau, đôi bên phát sinh mâu thuẫn.
Từ tâm lý e dè, ngại ngùng ban đầu, các chủ thể sản xuất ngày càng mong muốn tham gia vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang khi thấy được hiệu quả chương trình mang lại. Để nâng tầm OCOP phát triển, rất cần tháo gỡ những khó khăn, rào cản, đặc biệt là vốn và nguồn nhân lực.
Cùng với thế mạnh con cá tra, những loài thủy sản khác cũng được khuyến khích phát triển nhằm đa dạng hóa mặt hàng thủy sản, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong đó, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm là vấn đề ngành thủy sản quan tâm.
Nuôi cá nàng hai kết hợp cá sặc rằn là mô hình mới thử nghiệm trên địa bàn huyện Phú Tân (An Giang) nhằm giúp bà con vùng nông thôn tận dụng diện tích ao hầm bỏ trống tại địa phương nuôi kết hợp, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế và mở ra hướng mới trong nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.
Trong khi giá cá tra bấp bênh thì những loài thủy sản được xem là đặc sản của An Giang như: cá ét, mè hôi, chạch lấu, lươn, cá heo, lăng nha, thát lát cườm (nàng hai)… vẫn có giá bán khá cao. Lợi thế của các loài thủy sản này là diện tích sản xuất không cần lớn, nhu cầu thị trường ổn định nên không lo nhiều về đầu ra.
Từ các ao cá tra bỏ hoang, kém hiệu quả, nông dân xã Hòa Lạc (Phú Tân) đã chuyển sang nuôi các loại cá khác theo hình thức thương phẩm hoặc cá giống. Trong đó, nuôi cá thát lát cườm là một trong những hướng đi khá thành công. Toàn xã Hòa Lạc hiện đã phát triển trên 30ha, cung cấp 4 triệu con cá giống hàng năm, phân phối trong và ngoài tỉnh.
Trước tình trạng đầu ra của đối tượng thủy sản xuất khẩu (cá tra) gặp khó, để thích ứng với dịch bệnh COVID-19, nông dân trên địa bàn TX. Tân Châu đã chủ động tìm hướng đi mới để duy trì ngành nghề, chọn đối tượng thủy sản tiêu thụ nội địa để nuôi.
Trước thực trạng đầu ra bấp bênh của nghề nuôi thủy sản, anh Nguyễn Thanh Tùng (ấp Bình Thành, xã Phú Bình, Phú Tân, An Giang) đã quyết định đầu tư quy trình khép kín cho con cá thát lát, từ khâu ươm giống, nuôi cá nguyên liệu cho đến sản xuất thành các sản phẩm hấp dẫn, đưa ra thị trường tiêu thụ. Để quảng bá đặc sản địa phương, anh đã đăng ký tham gia Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang.