Kết quả tìm kiếm cho "riêng loài vịt này bán giá cao vẫn cháy hàng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 26
Chúng tôi lại lênh đênh trên dòng nước trĩu nặng phù sa, trĩu nặng tâm tình của người miền Tây, ráng gom cho trọn hương vị mùa nước nổi vào lòng mình. Mà ôm làm sao xuể cái cảm giác nửa quen nửa lạ, nửa xa nửa gần. Nhìn vào hiện tại, con nước giờ lạ lẫm, trái tính trái nết, nên người ta cứ bâng quơ nhắc “hồi xưa…”, “lúc trước…”, rồi mải mê đi tìm lại “lộc” của tự nhiên.
Trong khi giá gia cầm tại các vùng vẫn diễn biến thất thường thì người nuôi vịt đặc đặc sản ở một số nơi miền núi phía Bắc vẫn đắt hàng. Có trại nuôi vịt bán giá cao những vẫn không đủ cung cấp cho khách đặt hàng.
Ngày 23 tháng Chạp, trong lúc mọi người đang chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo và tất bật “chở” Tết về nhà, chúng tôi may mắn có chuyến công tác ngược lên biên giới để đến với các tổ, chốt biên phòng. Và chính ở thời điểm này, mới cảm nhận sâu sắc hơn những quyết tâm, sự hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ quân hàm xanh. Không mai vàng rực rỡ, không đầy ắp thịt, xôi nhưng tất cả cán bộ, chiến sĩ (CBCS) trên biên giới An Giang đều an tâm tư tưởng và vững tin vào một ngày mai tươi sáng - ngày chiến thắng dịch bệnh COVID-19. Trong hành trang của người lính, đây là một sự trải nghiệm rất lạ: Tết cho mọi người - Tết cho bình yên biên giới và Tết phòng, chống dịch bệnh...
“Sở dĩ khô cá tra có tên gọi “cá tra phồng” bởi vì khi đem chiên, lớp da cá phồng lên trông rất bắt mắt. Cá tra phồng chiên vừa ngon, vừa giòn, có cả vị béo, mùi thơm rất đặc biệt không thể lẫn vào đâu được. Đây là món ăn đặc sản được nhiều người yêu thích” - lời giới thiệu của ông chủ Công ty TNHH Trương Hải (TP. Châu Đốc) về sản phẩm khô cá tra phồng nghe đã thấy hấp dẫn
Tôi biết đến Long Xuyên (An Giang) khoảng 20 năm về trước, khi đang là một đứa trẻ theo chân cha đi nuôi mẹ bệnh. Nhiều ngày liền, khung cảnh quen thuộc nhất trong tôi là khuôn viên bệnh viện, là con đường từ bệnh viện đến chỗ bán cháo trắng ở chợ. Lúc ấy, mùi thơm nhẹ của lá dứa nhắc tôi nhớ vóc dáng ốm yếu của mẹ, đôi mắt vằn đỏ đầy lo lắng của cha. Mãi về sau này, món ăn lại nhắc tôi hương vị của bùi ngùi, khi mẹ đã khỏe lên, còn cha vắng bóng…
Theo thông lệ, vào thời điểm những tháng cận Tết, các loại hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện nhiều từ khu vực biên giới đến nội địa, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế.
Với diện tích khoảng 3,94 triệu héc-ta, chiếm 12% diện tích cả nước, những năm qua ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, với sự tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan khiến sản xuất nông nghiệp luôn bị ảnh hưởng.
15 năm trước, ông Lê Bửu Hiền (ngụ ấp Bình Đông 1, xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân) từ bỏ nghề nuôi vịt chạy đồng, gom hết vốn liếng dắt díu vợ con về đồng sâu cất nhà, rồi đào ao nuôi cá, lập vườn. Nhìn ngôi nhà lọt thỏm giữa bốn bề đồng ruộng mênh mông và nghe về ý tưởng làm ăn lâu dài, ai cũng cho ông “khác người”. Giờ đây, ông Hiền đã chứng minh sự lựa chọn và tư duy của mình bằng hiệu quả thực tế đầy thuyết phục.
Nhiều thập niên, đầu ra của ngành chăn nuôi Việt Nam chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. Thế nhưng hiện nay, Bộ NN-PTNT đang mở chính sách, mong muốn doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trước mắt là sản phẩm gia cầm, tới các thị trường tiềm năng vì nguồn cung dồi dào.
“Đặc sản” của thành thị là chuỗi ngày làm việc hối hả, trở về trên những con đường đầy người và xe, sống trong các khu nhà san sát, kín mít đến mức muốn ngắm trăng cũng phải “né” dây điện chằng chịt phía trên.
Người Hoa có nhiều món ăn trở nên quen thuộc, gần gũi và được thực khách đón nhận như một phần không thể thiếu trong đời sống. Chính sự hội nhập đã giúp nền văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng, trong đó phải kể đến ẩm thực đã hình thành hàng ngàn năm trong dòng chảy văn hóa Việt.
Trong thời buổi công nghiệp, thức ăn đường phố là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Không cầu kỳ, đắt đỏ như những món ăn ở các nhà hàng, thức ăn đường phố là những món ăn gần gũi, giản dị gắn liền với cuộc sống đời thường của người dân.