Kết quả tìm kiếm cho "trên 300ha"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 163
Thời gian qua, huyện An Phú (tỉnh An Giang) đẩy mạnh sản xuất cây ăn trái gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm… đạt nhiều kết quả.
Khi được triển khai hiệu quả tại An Giang, đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa) sẽ đáp ứng được 3 trụ cột phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường. Trong hệ sinh thái lúa gạo, các bên tham gia cùng chia sẻ lợi ích, hướng đến nền kinh tế xanh, bền vững.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp An Giang tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến liên kết, tiêu thụ cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, ngành quan tâm tăng cường mối liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, để sản xuất ổn định, tăng giá trị nông sản và đảm bảo đầu ra ổn định cho cây ăn trái.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đòi hỏi nông sản phải có chất lượng tốt, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Để gia tăng giá trị nông sản theo hướng bền vững, cần có sự tham gia của doanh nghiệp (DN) trong liên kết xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh gắn với cấp mã số vùng trồng.
Định hướng lâu dài của Trung ương là xây dựng ĐBSCL trở thành nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững. Bên cạnh đầu tư tương xứng để vực dậy tiềm năng, lợi thế, cần phát huy hiệu quả liên kết vùng, đánh thức sức mạnh của từng địa phương để tạo động lực đưa đất “Chín Rồng” vươn tầm cao mới.
Sáng 22/5, tại huyện An Phú, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức Hội nghị tổng kết xoài keo mùa chính vụ và kế hoạch mùa trái vụ năm 2024.
Chợ Mới (tỉnh An Giang) là huyện cù lao, đi đầu của tỉnh trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, là vùng sản xuất rau màu, cây ăn trái lớn nhất tỉnh, cũng là huyện đi đầu xuất khẩu xoài.
Hướng đến sản xuất sầu riêng bền vững, nhiều nông dân mạnh dạn thay đổi tư duy, phương thức canh tác, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, tập trung xây dựng mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu chính ngạch, nâng cao giá trị cho loại trái cây này.
Là những nông dân có tư duy tiến bộ, kinh tế khấm khá nhờ hoạt động kinh doanh, họ đã trở thành doanh nhân nông thôn tiêu biểu, lực lượng nòng cốt trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Trên cùng đơn vị diện tích, cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây ngắn ngày khác. Vấn đề cần quan tâm là xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh gắn với cấp mã số vùng trồng, liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đảm bảo đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm cây ăn trái.
TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) là địa phương đầu nguồn, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu. Những năm trước, nước từ 2 con sông này đáp ứng đầy đủ nước tưới cho diện tích sản xuất của ĐBSCL nói chung, TX. Tân Châu nói riêng. Tuy nhiên, trong mùa hạn, kiệt hiện nay, mực nước trên sông thấp hơn trung bình nhiều năm, làm cho các dòng kênh cấp 2, cấp 3 bị trơ đáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích sản xuất của thị xã.
Với phương châm vận động đi đôi với hỗ trợ, thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp đỡ nhiều hội viên ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) có điều kiện sản xuất hiệu quả. Nhờ thực hiện đúng điều lệ, xét chọn đúng đối tượng cho vay nên nguồn quỹ ngày càng mở rộng, nhiều hội viên được tiếp cận và có cơ hội phát triển mô hình.