Kết quả tìm kiếm cho "vùng nông thôn ĐBSCL xưa"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 53
Phát huy thế mạnh địa phương, huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) chú trọng sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất và liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm, hướng đến nền nông nghiệp bền vững.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (LTG – UpCom) vừa ký kết và trao đổi ý định thư tài trợ gói tín dụng 90 triệu USD giữa LTG và Ngân hàng Phát triển doanh nghiệp (Dutch Entrepreneurial Development Bank - FMO), với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.
Giá thành sản phẩm đầu ra của một số loại cây trồng thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân canh tác, trong khi giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, tiêu thụ nông sản ngày càng khó khăn… vẫn là trăn trở không dứt của nông dân miền Tây.
Bên cạnh sạt lở tăng hơn 3 lần, An Giang còn đối diện với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Xen lẫn giữa mưa, giông, lốc, sét là hiện tượng nắng nóng, khô hạn do tác động của El Nino. Chủ động ứng phó với thiên tai để đảm bảo an toàn sản xuất, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân là yêu cầu đặt ra không chỉ cho năm nay mà còn trong thời kỳ trọng điểm mùa khô 2023 - 2024.
Đó là chương trình do Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Tập đoàn Lộc Trời) phối hợp Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức, nhằm nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sống xanh - sạch, đang nhận được nhiều sự quan tâm hưởng ứng của nông dân.
Đường sá nhỏ hẹp, vướng sông cách phà là câu chuyện “đi trước về sau” của tỉnh An Giang, là nỗi muộn phiền thường trực của lãnh đạo, cử tri và nhân dân địa phương. Xứ miền Tây sông nước, kênh rạch chằng chịt đặc trưng thuở nào, giờ không còn đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại.
Là tỉnh dân số đông thứ 8 cả nước, thứ 1 ĐBSCL, với thế mạnh nông nghiệp, An Giang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của vùng và đất nước. Tỉnh đang nỗ lực thực hiện tốt sứ mệnh phát triển kinh tế nông nghiệp, tiên phong thực hiện cuộc cách mạng lần thứ hai trong nông nghiệp, nông thôn. Thế nhưng, rất nhiều rào cản khách quan lẫn chủ quan đang làm chậm tiến trình này.
Sau sự kiện tỉnh An Giang (Việt Nam) và tỉnh Kandal (Campuchia) tổ chức công bố Cửa khẩu Vĩnh Xương là cửa khẩu quốc tế cho cả đường sông và đường bộ, thì vài ngày tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây sẽ tiếp tục đón nhận thêm niềm vui mới: Vĩnh Xương được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).
Năm 2022, ngành nông nghiệp An Giang thắng lợi lớn khi giá trị tăng trưởng đạt 3,16% (kịch bản 2,7%), nông dân có một năm “được mùa, trúng giá”. Đây vừa là động lực, vừa là áp lực cho năm 2023 - năm mà ngành quyết tâm đạt cột mốc tăng trưởng mới: 3,2-3,5%.
Xuân vẫn còn vương vấn đâu đây, nhưng bớt đi cái hối hả, bộn bề. Đầu năm, trước khi bắt tay vào công việc, rất cần những phút giây chiêm nghiệm lại những điều đã có, đang có và sẽ có, như quyết tâm của tỉnh, như gợi mở của Trung ương.
Hiện nay, giá các mặt hàng cá chợ, như: Cá lóc, cá rô, điêu hồng, cá chốt... đều ở mức cao, thương lái lẫn ngư dân đều phấn khởi.
“Khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân là xây dựng quê hương trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh, có kinh tế - xã hội phát triển ổn định, bền vững; người dân có việc làm ngay trên mảnh đất nơi mình sinh ra; con em được học trong môi trường giáo dục lành mạnh, có được nơi khám, chữa bệnh tốt, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt…” - Chủ tịch UBND TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) Nguyễn Ngọc Vệ cho biết.