Các đại biểu dự hội nghị
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh và Chủ tịch UB MTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng chủ trì, điều hành hội nghị
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu khai mạc hội nghị
Chủ tịch UB MTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng phát biểu chào mừng tại hội nghị
Tại hội nghị, lãnh đạo, cán bộ mặt trận các tỉnh, thành phố đã chia sẻ những cách làm hay, mô hình, giải pháp hiệu quả và chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh nhấn mạnh: Đến nay, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó có 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 263 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới.
Thời gian qua, công tác giám sát của MTTQVN trong xây dựng nông thôn mới đã có sự chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng. Nhiều địa phương, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm xây dựng cơ chế, điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giám sát của MTTQVN. Những kiến nghị sau giám sát ở một số địa phương có chất lượng tốt được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp thu, phản hồi, nhất là các kiến nghị sau giám sát, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Thông qua các ý kiến và phát biểu trao đổi kinh nghiệm của các đại biểu tại hội nghị giúp Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có thêm cơ sở thực tiễn cần thiết để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nội dung, cơ chế trong chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các Chương trình và công tác giám sát của MTTQ trong xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng chia sẻ, phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới của tỉnh An Giang đã mang lại những kết quả hết sức tích cực. Đến nay, đã có 71/110 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 2 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội không ngừng được đổi mới và có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của tỉnh. Đây là động lực quan trọng để các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân tích cực hơn nữa trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở giai đoạn mới.
HẠNH CHÂU