Chính phủ cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, năm 2024, các địa phương đã được giao 9.660,44 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương để triển khai Chương trình, bao gồm 7.820 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (trong đó, vốn trong nước là 7.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 820 tỷ đồng), 1.840,44 tỷ đồng vốn sự nghiệp.
Những năm qua, cùng với nguồn vốn Nhà nước, xã Tân Phú (huyện Châu Thành) đã huy động mọi nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là cầu giao thông nông thôn. Qua đó, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Phú Tân về chỉnh trang đô thị và nông thôn, thời gian qua, các xã, thị trấn luôn quan tâm duy trì hoạt động, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Giai đoạn 2020 - 2024, UBND TX. Tịnh Biên đã huy động mọi nguồn lực, phát huy tinh thần tích cực trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới (NTN). Đến nay, thị xã vùng biên đã đạt được những kết quả tích cực, khi chương trình xây dựng NTM mang đến nhiều đổi thay của đời sống người dân.
Cuối năm nay, 2 xã Lê Chánh và Tân Thạnh (TX. Tân Châu) sẽ hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là 2 địa phương cuối cùng nằm trong kế hoạch thực hiện xây dựng NTM của địa phương.
Từ ngày 11 đến 15/10, Ban Dân vận Huyện ủy Phú Tân thành lập đoàn đến kiểm tra, phúc tra các mô hình “Dân vận khéo” và “Dận vận khéo trong xây dựng nông thôn mới” tại 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, ai có của góp của, ai có sức góp sức, không phân biệt ít nhiều, xã Bình Thành (huyện Thoại Sơn) đã huy động được các tầng lớp Nhân dân cùng tham gia xây dựng cầu giao thông nông thôn bằng những hành động, việc làm thiết thực...
Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, có điểm khởi đầu mà không có kết thúc”, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Châu Thành đã chung sức, đồng lòng, tích cực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Hệ thống chính trị huyện nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu trở thành “Huyện NTM” vào năm 2025.
9 tháng qua, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) huyện An Phú tiếp tục tăng trưởng. Công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công luôn được quan tâm thực hiện; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững…
Những năm qua, lực lượng nông dân trên địa bàn huyện Thoại Sơn đã phát huy vai trò nòng cốt đi đầu trong phong trào sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi. Nhiều nông dân tham gia thực hiện phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, tiến tới NTM kiểu mẫu.
Để thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên quê hương xứ lụa, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu Đảng bộ TX. Tân Châu khóa XII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 28/7/2021 về xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.
Sáng 19/9, tại Trường Đại học An Giang, Tỉnh đoàn tổ chức Lễ khai mạc chuỗi hoạt động xây dựng nông thôn mới. Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang Phạm Thái Bình, đại diện Ban Dân vân Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn cùng 200 học viên là cán bộ đoàn phường, xã, thị trấn và các khóm, ấp của TP. Long Xuyên, huyện Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân; Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; các bạn sinh viên Trường Đại học An Giang tham dự.
Thoại Sơn vừa được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023. Đây là huyện đầu tiên của tỉnh An Giang đạt chuẩn huyện NTM trong năm 2018, vượt lộ trình kế hoạch 1 năm, tiếp tục trở thành huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh.
Những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nhất là phong trào “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới (NTM)” luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tiễn, tạo lan tỏa rộng khắp trong Nhân dân. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi…
Trong thực hiện tam nông, An Giang nỗ lực xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại, trở thành những miền quê đáng sống. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh vẫn dựa trên nền tảng nông nghiệp, nhưng là nền nông nghiệp xanh, giá trị cao và bền vững.
Chiều 23/8, đoàn công tác tỉnh Sóc Trăng, do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng Huỳnh Ngọc Nhã làm trưởng đoàn, cùng 2 huyện Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Thoại Sơn. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Nguyễn Sĩ Lâm và Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thoại Sơn Huỳnh Công Trường đã tiếp đoàn.
Chiến dịch Giao thông nông thôn - Thủy lợi và Bảo vệ môi trường nông thôn đã giúp xã Trường Long Tây (huyện Châu Thành A) đổi thay từng ngày.
Sáng 15/8, đoàn công tác Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Trần Thanh Hiệp làm trưởng đoàn, đã kiểm tra công tác duy trì xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực du lịch tại xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên). Bí thư Thành ủy Long Xuyên Huỳnh Quốc Thái tiếp và làm việc với đoàn.
Với Quyết định 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thoại Sơn trở thành huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên trong tỉnh. Đây là “quả ngọt” sau thời gian dài phấn đấu, khắc phục khó khăn, là cơ sở, động lực để An Giang hướng đến mục tiêu xây dựng NTM thành những “miền quê đáng sống”, nơi đáng để quay về và níu chân du khách.
Hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, Đảng ủy, chính quyền xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer đóng góp nhân lực, vật lực để xây dựng quê hương khởi sắc.