Với Quyết định 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thoại Sơn trở thành huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên trong tỉnh. Đây là “quả ngọt” sau thời gian dài phấn đấu, khắc phục khó khăn, là cơ sở, động lực để An Giang hướng đến mục tiêu xây dựng NTM thành những “miền quê đáng sống”, nơi đáng để quay về và níu chân du khách.
Hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, Đảng ủy, chính quyền xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer đóng góp nhân lực, vật lực để xây dựng quê hương khởi sắc.
Ngày 2/8, đoàn công tác huyện Đức Linh (tỉnh Bình Thuận), do Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Linh Huỳnh Văn Tú làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao tại huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang). Phó Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn Phạm Thành Được tiếp và làm việc với đoàn.
Sáng 2/8, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh An Giang Phạm Thái Bình cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 750/QĐ-TTg, ngày 1/8/2024 công nhận huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Hệ thống chính trị xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) và các tầng lớp Nhân dân quyết tâm thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu để cuối năm 2024 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao theo kế hoạch, lộ trình đề ra.
Xác định tham gia xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm và là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động hội và phong trào phụ nữ, thời gian qua, cùng với công tác tuyên truyền, vận động, hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp trên địa bàn huyện Phú Tân đã triển khai nhiều hoạt động phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế và đạt kết quả tích cực.
Xác định duy trì, nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới (NTM) và xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đảng ủy, UBND xã Mỹ Đức (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đề ra giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tuyên truyền, tạo đồng thuận trong Nhân dân để xây dựng NTM nâng cao.
Với nỗ lực vượt qua khó khăn, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Tân Phú (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đã đạt những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần người dân càng nâng cao…
Xã Vĩnh Châu (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023. Đạt được kết quả này là nhờ sự quan tâm lãnh, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của toàn thể Nhân dân xã Vĩnh Châu nói riêng, TP. Châu Đốc nói chung.
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, cùng với thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, UBMTTQVN xã Lương Phi (huyện Tri Tôn) đã tích cực vận động, tuyên truyền người dân tham gia xây dựng quê hương.
Phú Hữu là một trong 3 xã bờ Đông sông Hậu của huyện An Phú (tỉnh An Giang), điều kiện đi lại giao thương còn rất nhiều khó khăn. Những năm gần đây, với quyết tâm, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, cùng sự hỗ trợ đầu tư của các cấp, ngành từ tỉnh đến huyện đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn xã Phú Hữu ngày càng khởi sắc, góp phần thúc đẩy vùng biên giới phát triển.
Để được công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2030, Tri Tôn phấn đấu thoát khỏi nhóm các huyện nghèo của cả nước, với nhiều giải pháp mang tính bền vững.
Chợ Mới được biết đến với những làng nghề truyền thống nổi danh của tỉnh An Giang. Mỗi làng nghề không chỉ là niềm tự hào mà còn là câu chuyện đẹp về tinh thần lao động, sáng tạo của con người địa phương. Những năm gần đây, dù chịu nhiều tác động của thị trường, nhưng nhiều làng nghề truyền thống đang phát huy tốt vai trò giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giữ gìn nét văn hóa truyền thống đặc sắc ở địa phương.
Ngày 18/6, Huyện ủy, UBND huyện Châu Thành tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Đề án 06-ĐA/HU, ngày 30/3/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng huyện Châu Thành đạt chuẩn “Huyện nông thôn mới” giai đoạn 2020 – 2025.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) ngày càng đi vào thực chất bởi các mục tiêu đề ra từ chương trình, như: Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ…
Giai đoạn 2021 - 2025, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) ghi nhận nhiều thuận lợi và khó khăn. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, huyện đề ra phương hướng và chỉ đạo các xã, ngành thực hiện bằng giải pháp cụ thể để quyết liệt thực hiện trong thời gian tới.
Qua 3 năm (2021 - 2023) triển khai thực hiện phong trào thi đua “An Phú chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, huyện đã đạt nhiều kết quả phấn khởi...
Xã Định Thành đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2017, hoàn thành NTM nâng cao năm 2020 và là một trong hai xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh An Giang. Đến nay, xã Định Thành được công nhận đạt chuẩn “NTM kiểu mẫu về lĩnh vực tổ chức sản xuất” năm 2023.
Sáng 4/6, tại xã Tân Phú (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tuyên truyền công tác dân vận tham gia thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh chủ động phát huy nội lực gắn với thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực xã hội hóa để nâng cấp, phát triển hệ thống cầu, đường giao thông nông thôn. Từ đó, tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, thông thương hàng hóa, đầu tư phát triển sản xuất cho người dân, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) địa phương.