Những ngày qua, sân khấu thiếu nhi thực sự sôi động bỏi sự xuất hiện của một vở nhạc kịch theo hình thức remake truyện cổ tích, “Ông lão đánh cá và con cá mập”. Với thời lượng 1 giờ, vở nhạc kịch đã gây bất ngờ và chinh phục tất cả các em nhỏ cũng như các bậc cha mẹ đi cùng.
Nhân kỷ niệm 60 năm ấn phẩm bằng tiếng Việt “Đại Nam thực lục” ra mắt đầu tiên (1962 - 2022), nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo độc giả, các thư viện ở trong và ngoài nước, Viện Sử học phối hợp với NXB Hà Nội và Công ty Cổ phần tri thức Văn hóa sách Việt Nam tổ chức tái bản lần hai bộ sách lịch sử này.
Theo số liệu của công ty thống kê điện ảnh Exhibitor Relations, bộ phim hành động "Top Gun: Maverick" (tựa phim chiếu tại Việt Nam: "Phi công siêu đẳng Maverick") đã có mở màn hoành tráng khi thu về khoảng 151 triệu USD ở Bắc Mỹ trong dịp lễ Tưởng niệm Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) kéo dài 4 ngày dịp cuối tuần qua.
Liên hoan phim Cannes lần thứ 75 đã chính thức khép lại sau 12 ngày diễn ra, khi tại lễ trao giải thưởng tối 28/5, bộ phim "Triangle of Sadness" của đạo diễn người Thụy Điển Ruben Ostlund đã được vinh danh ở giải thưởng danh giá nhất Cành cọ vàng (Palm d'Or).
Khi đến di tích Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở TP. Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), rất nhiều người tự hỏi, vì sao lại có một ngôi đền thờ Bác, trong khi Bác chưa hề đặt chân đến nơi này? Đơn giản là vì, tấm lòng người dân Trà Vinh nói riêng, người dân miền Tây nói chung, luôn khắc khoải thương nhớ Người, “mong Bác nỗi mong cha”. Họ muốn lập đền, thờ phụng Bác từ nơi xa xôi, như Bác đã từng “nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà”…
Hiện nay, việc nắm bắt thông tin trở nên dễ dàng thông qua chiếc điện thoại thông minh (smartphone) có kết nối internet. Chính vì thế, chúng tôi - những người làm báo - thật sự trăn trở: Liệu văn hóa đọc báo in có bị mai một?
Một điều dễ nhận thấy trong thơ của nữ sỹ Bùi Kim Anh là lòng khoan dung, trắc ẩn. Các bài thơ luôn tiềm ẩn bóng dáng của những con người trong hành trình mưu sinh.
Mumi, một nhân vật nổi tiếng, một biểu tượng văn hóa của đất nước Phần Lan, sẽ trở lại với bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam trong bộ truyện cùng tên do Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản, nhân kỷ niệm 65 năm thành lập.
Tác giả Phạm Sông Thu mong rút ngắn khoảng cách từ lý thuyết đến thực tiễn cho sinh viên ngành truyền thông và khoảng trống tư liệu hay, thực tế. Sau “Truyền thông theo phong cách Win - Win” (Nhà xuất bản Hà Nội, ra mắt năm 2020) - tác phẩm đầu tiên trong hành trình truyền cảm hứng qua trang sách, tác giả Phạm Sông Thu tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách thứ 2 mang tên “Cuộc chiến thương hiệu - Sáng tạo hay chịu chết?” do Nhà xuất bản Đà Nẵng in ấn, phát hành vào tháng 4/2022. Tác phẩm như viên gạch nối tiếp theo, giúp người đọc hiểu thêm về ngành truyền thông và quan hệ công chúng (PR) nói chung sau khi “nhập môn”.
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ là điểm nhấn ấn tượng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Để góp phần tuyên truyền Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 - SEA Games 31”.
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn hóa lớn của làng văn học Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và thể loại nào, đề tài nào, tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng cũng mang giá trị vượt thời gian.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định xử phạt công ty M-TP Entertainment của ca sỹ Sơn Tùng M-TP 70 triệu đồng, buộc tiêu hủy MV "There's No One At All."
Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa ra mắt tập truyện ngắn và ký có tên “Hai bên chiến tuyến” của tác giả Từ Nguyên Thạch. Đây là cuốn sách nói về đề tài chiến tranh với nhiều câu chuyện xúc động lẫn những ám ảnh từ chính tác giả.
Triển lãm mỹ thuật Điện Biên Phủ của họa sĩ Mai Duy Minh được tổ chức tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 7 đến 20-5. Lần đầu tiên, một bức tranh sơn dầu có kích thước lớn, 190x490cm, vẽ trên toan liền khổ, về chủ đề chiến đấu và chiến thắng Điện Biên Phủ, được triển lãm ở Việt Nam.
Triển lãm tranh của họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng diễn ra tại không gian nghệ thuật The Muse Artspace (47 Tràng Tiền, Hà Nội) thu hút sự chú ý bởi lối vẽ đậm chất mỹ thuật cổ cùng nhiều thông tin quý về văn hóa, tập tục của người Việt từ thế kỷ 17. Qua bộ tranh, người xem không chỉ thấy được một phần đời sống mà còn cả tâm tình của người Việt xưa, nhất là những người phụ nữ.
“Không còn đường nào khác” là vở diễn sân khấu vừa được Nhà hát Tuồng Việt Nam phục dựng và biểu diễn nhân kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022), hưởng ứng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với việc đưa hình tượng Bác Hồ, nữ tướng Nguyễn Thị Định lên sân khấu tuồng, ê-kíp sáng tạo đã cho thấy nhiều thử nghiệm mới mẻ để tuồng có thể thể hiện thành công đề tài hiện đại.
Nhằm tri ân công lao đóng góp của Nhà sử học Lê Văn Hưu cho nền văn hóa và sử học nước nhà, ngày 21/4, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất của ông (1322-2022).
Ngày 12/4, Nhà hát Công an nhân dân đã gặp gỡ báo chí giới thiệu vở nhạc kịch “Người cầm lái” vừa được hoàn thành dàn dựng. Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022) và 40 năm thành lập Nhà hát Công an Nhân dân (1982-2022).
Hổ phù là hình tượng trang trí rất phổ biến trong mỹ thuật Việt Nam. Dễ thấy nhất là trang trí tại đầu hồi các đình, chùa, đền, miếu… Tuy nhiên, nhiều người chưa biết nguồn gốc hình tượng trang trí này. Tìm về nguồn gốc trang trí hổ phù, giúp ta hiểu thêm về tiến trình giao lưu văn hóa, tiến trình “Việt hóa” các hình tượng văn hóa nước ngoài.