Tính đến cuối tháng 8/2024, đã có 3 địa phương là Cà Mau, Long An và Kon Tum ban hành kế hoạch thực hiện ‘Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050’ trên địa bàn tỉnh mình.
Sau khi nằm trong top 5 quốc gia sản xuất được thiết bị 5G, Việt Nam đặt mục tiêu dẫn đầu công nghệ bằng việc thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ mạng 6G.
Sau khi Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, định danh điện tử - eKYC đã không còn xa lạ với phần lớn người dùng Việt.
Nhóm nghiên cứu tại một đại học của Trung Quốc đã sử dụng phương pháp tiếp cận mới để nâng cấp cơ sở hạ tầng 4G và 5G hiện có lên 6G.
Ông Bùi Đức Nam, Giám đốc Sở TT&TT Hòa Bình cho hay, hiện nguồn cung cấp máy điện thoại 4G đang khan hiếm. Nếu giải quyết được vấn đề này thì việc tắt sóng 2G trên địa bàn tỉnh Hòa Bình sẽ theo đúng lộ trình của Bộ TT&TT đưa ra.
Sáng 21/8, tại TP Hạ Long, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức hội thảo “Tác động của trí tuệ nhân tạo đối với báo chí: Thách thức và cơ hội”.
Muốn phát triển kinh tế số thì phải có hạ tầng số. Hạ tầng số vừa bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Hạ tầng là cái nền cho phát triển. Cái nền thì phải đủ và phải phổ cập.
Tỷ lệ dân số trưởng thành của Việt Nam có chữ ký số, chữ ký điện tử giai đoạn 2022 - 2024 đã tăng từ 3% lên 13,5%. Tuy vậy, tỷ lệ này còn xa mục tiêu trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số.
Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số, biến đây thành một ngành kinh tế đóng góp lớn cho đất nước.
Chuyển đổi số (CĐS) thì có một việc quan trọng nhất, quyết định nhất là công việc của mọi người, từ người thấp nhất đến cao nhất, được ghi nhận trên môi trường số.
Để đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn, theo các chuyên gia, yếu tố then chốt chính là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp.
Theo Bộ Thông tin Truyền thông, nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia đã thiết lập 388 điểm kết nối giữa các hệ thống, cơ sở dữ liệu của 95 cơ quan, đơn vị, có khoảng 2,29 triệu giao dịch/ngày.
Ngày 6/8/2024, tại Diễn đàn số và Ngày CNTT Việt Nam tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trao bằng khen của Bộ trưởng, vinh danh các doanh nghiệp CNS Việt Nam đầu tư, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, giải pháp cho đối tác tại Nhật Bản.
Việc ban hành kế hoạch thực hiện “Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm định hướng các bộ, ngành, địa phương trong phối hợp với Bộ TT&TT và những đơn vị liên quan để triển khai hiệu quả Quy hoạch.
Dự kiến từ ngày 16/9, tất cả nhà mạng trong nước sẽ dừng phục vụ thuê bao sử dụng máy điện thoại công nghệ 2G (2G Only). Hiện nay, theo khảo sát, khoảng 11 triệu thuê bao 2G Only đang hoạt động (chiếm tỷ lệ khoảng 9% tổng số thuê bao di động trên toàn quốc) chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, chủ yếu là những thuê bao thuộc các hộ nghèo, cận nghèo tại những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Đại diện các hãng smartphone cho biết, việc tắt sóng 2G sắp tới đem lại nhiều lợi ích, hãng sẽ tung ra nhiều dòng smartphone phổ thông phục vụ nhu cầu người dùng.
Bên cạnh đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm các bộ, ngành cần tập trung, trong "Hướng dẫn khung chuyển đổi số cấp bộ", Bộ TT&TT còn hướng dẫn cách làm mới, các bước triển khai để có thể đạt kết quả đột phá.
Với chương trình hiện diện trực tuyến cùng tên miền quốc gia .vn đang được Bộ TT&TT triển khai, thanh niên Việt Nam trên cả nước có cơ hội tiếp cận và sử dụng website, email riêng gắn với tên miền của mình, qua đó nâng cao năng lực số.
Một nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số trong các tháng cuối năm 2024 là thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, với mục tiêu đến cuối năm tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ công trực tuyến đạt 40%.
Không chỉ dừng ở việc mở văn phòng và tuyển dụng nhân công, các startup ngoại còn có xu hướng lựa chọn Việt Nam làm nơi khởi nghiệp.