Giá vàng hôm nay 26/4: USD lên đỉnh 2 năm, vàng bị bán tháo

26/04/2022 - 06:36

Giá vàng hôm nay 26/4 trên thị trường quốc tế tụt giảm do áp lực bán tăng vọt. Giới đầu tư thua lỗ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cổ phiếu đã đẩy mạnh bán vàng ra để bù lỗ trên thị trường chứng khoán.

Giá vàng hôm nay 26/4 trên thị trường quốc tế tụt giảm do áp lực bán tăng vọt. Giới đầu tư thua lỗ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cổ phiếu đã đẩy mạnh bán vàng ra để bù lỗ trên thị trường chứng khoán.

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch 25/4, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

SJC Hà Nội: 69,30 triệu đồng/lượng - 70,02 triệu đồng/lượng

Doji Hà Nội:  69,50 triệu đồng/lượng -  70,20 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 69,30 triệu đồng/lượng - 70,00 triệu đồng/lượng 

Doji TP.HCM: 69,40 triệu đồng/lượng -  70,20 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

Đêm 25/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.908 USD/ounce. Vàng giao tháng 6 trên sàn Comex New York ở mức 1.909 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 25/4 cao hơn khoảng 0,7% (13 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 53,4 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 16,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 19/4.

Giá vàng trên thị trường quốc tế tụt giảm do áp lực bán tăng vọt. Giới đầu tư thua lỗ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cổ phiếu đã đẩy mạnh bán vàng ra để bù lỗ trên thị trường chứng khoán.

Vàng giảm giá trong bối cảnh lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng vọt.

Vàng giảm giá mạnh.

Một đồng USD tăng mạnh cũng đã gây áp lực lên mặt hàng kim loại quý.

Chỉ số DXY, đo lường biến động của đồng USD với rổ 6 đồng tiền chủ chốt, tăng mạnh lên 101,45 điểm. Đây là mức cao nhất trong 2 năm qua.

Đồng USD tăng trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tỏ quan điểm cứng rắn về chính sách tiền tệ. Nhiều khả năng Fed sẽ tăng mạnh lãi suất thêm 50 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 5 tới và thêm 50 điểm nữa trong cuộc họp tháng 6.

Vàng giảm còn do giới đầu tư có dấu hiệu bán mạnh sau khi thua lỗ trên các thị trường chứng khoán. 

Tại Trung Quốc, CSI 300 giảm gần 5% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020, xóa sạch mọi thành tích trong tháng 3. Chỉ số Shenzhen (Thâm Quyến) Component giảm tới 6%. Trong khi đó, chỉ số Shanghai (Thượng Hải) Composite giảm gần 5,1%.

Chứng khoán Nhật, Hàn Quốc… đều giảm 1,8-2%.

Trước đó, trong phiên cuối tuần qua, chứng khoán Mỹ ghi nhận cú giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, với chỉ số công nghiệp Dow Jones mất hơn 900 điểm khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu sẽ tăng nhanh lãi suất để chống lạm phát, hiện đang ở mức cao nhất trong 40 năm qua: 8,5% ghi nhận trong tháng 3 vừa qua.

Giới đầu tư lo ngại ngân hàng trung ương các nước trong đó có Fed sẽ buộc phải giảm lượng tài sản trong bảng cân đối kế toán, thắt chặt định lượng và cách thức thắt chặt chính sách tiền tệ, nhằm giảm lượng thanh khoản trong nền kinh tế.

Không ít người cũng lo về khả năng lãi suất các hợp đồng repo, mua lại chứng khoán đã bán, tăng vọt lên đỉnh giống như hồi giữa tháng 9/2019. Và rủi ro lãi suất có thể trở thành rủi ro tín dụng trên thị trường tài chính khi mà người đi vay không chi trả được nợ khi đến hạn.

Dự báo giá vàng

Vàng giảm giá mạnh nhưng vẫn trụ trên ngưỡng 1.900 USD/ounce. Mặt hàng kim loại quý vẫn là loại tài sản hấp dẫn khi thế giới chứng kiến lạm phát cao. Xu hướng bán vàng để bù lỗ chứng khoán chỉ là hành động ngắn hạn, thường thấy khi thị trường chứng khoán chao đảo. Sức cầu vàng thường tăng trở lại sau đó.

Mặc dù vậy, về ngắn hạn vàng vẫn chịu áp lực từ một đồng USD mạnh hơn.

USD thường tăng nhanh trước thềm mỗi cuộc họp mà khả năng tăng lãi suất cao. USD sau đó lại hạ nhiệt.

Bất ổn địa chính trị vẫn diễn ra ở nhiều nơi và đây là yếu tố có lợi cho vàng.

Theo V.MINH (Vietnamnet)