Thực hiện các biện pháp phòng dịch ở nơi có chùm ca nhiễm SARS-CoV-2. Ảnh: Lê Phú
Trong đó 10 ca nhập cảnh và 9.839 ca ghi nhận trong nước (tăng 198 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 4.956 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.337), Đồng Nai (664), Bình Dương (601), An Giang (527), Tiền Giang (526), Bình Thuận (489), Đồng Tháp (489), Bà Rịa - Vũng Tàu (428), Kiên Giang (396), Tây Ninh (376), Sóc Trăng (364), Bạc Liêu (323), Vĩnh Long (290), Cà Mau (233), Hà Nội (218), Bình Phước (217), Đắk Lắk (188), Bến Tre (180), Long An (153), Trà Vinh (152), Cần Thơ (145), Khánh Hòa (144), Hà Giang (134), Bắc Ninh (107), Thừa Thiên Huế (96), Hậu Giang (94), Bình Định (87), Hải Dương (81), Bắc Giang (79), Quảng Ninh (79), Nghệ An (77), Quảng Nam (70), Thái Bình (60), Nam Định (51), Đà Nẵng (37), Quảng Ngãi (36), Ninh Thuận (34), Đắk Nông (32), Quảng Bình (29), Thanh Hóa (29), Tuyên Quang (25), Ninh Bình (19), Hà Nam (18), Phú Thọ (17), Cao Bằng (16), Quảng Trị (15), Hà Tĩnh (14), Phú Yên (13), Hưng Yên (12), Vĩnh Phúc (11), Hải Phòng (7), Kon Tum (7), Hòa Bình (6), Thái Nguyên (3), Điện Biên (3), Lào Cai (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Tây Ninh (giảm 307 ca), Tiền Giang (giảm 145 ca), Cà Mau (giảm 107 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: TP Hồ Chí Minh (tăng 154 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (tăng 128 ca), Đắk Lắk (tăng 100 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 8.831 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.055.246 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.709 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.050.185 ca, trong đó có 872.053 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Yên Bái, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (451.113 ca), Bình Dương (245.321 ca), Đồng Nai (79.926 ca), Long An (36.925 ca), Tiền Giang (21.951 ca).
Trong ngày 17-11, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 3.873 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi là 874.870 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.338 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 16/11 đến 17 giờ 30 ngày 17/11, cả nước ghi nhận 67 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (26), Bình Dương (12), An Giang (7), Tây Ninh (4), Long An (4), Cần Thơ (3), Sóc Trăng (3), Bình Thuận (2), Bạc Liêu (2), Hà Nội (1), Vĩnh Long (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Đồng Tháp (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 82 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.337 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong ngày 16-11, cả nước có 1.097.539 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 102.030.576 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 65.222.953 liều, tiêm mũi 2 là 36.807.623 liều.
Bộ Y tế vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về kiểm điểm tiến độ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19; tổ chức họp hoàn thiện “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện phong tỏa vung có dịch COVID-19”.
Tại tỉnh Lâm Đồng, kể từ 0 giờ ngày 18/11/2021, tỉnh Lâm Đồng sẽ áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà đối với những trường hợp tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân COVID-19.
Tại tỉnh Quảng Ninh, nhằm giảm áp lực cho y tế tuyến tỉnh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong quá trình di chuyển bệnh nhân, tỉnh Quảng Ninh đã kích hoạt hệ thống trạm y tế lưu động, phân tầng cách ly điều trị cho hệ thống bệnh viện tuyến dưới.
Theo TẠ NGUYÊN (Báo Tin Tức)