Người dân thực hiện quy định phòng dịch ở nơi công cộng. Ảnh: TTXVN
Trong số các ca nhiễm mới, có 37 ca nhập cảnh và 12.637 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.019 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.517 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Hà Nội (2.728), Đà Nẵng (877), Bắc Ninh (781), Hải Phòng (552), Nam Định (474), Thanh Hóa (432), Hải Dương (404), Quảng Nam (403), Hưng Yên (381), Bình Định (355), Phú Thọ (348), Nghệ An (343), Bắc Giang (340), Kon Tum (288), Thái Bình (266), Vĩnh Phúc (260), Hòa Bình (235), Thái Nguyên (227), Thừa Thiên Huế (207), Lâm Đồng (198), Bình Phước (189), Ninh Bình (180), TP Hồ Chí Minh (166), Hà Nam (159), Quảng Ninh (148), Tây Ninh (111), Cà Mau (99), Quảng Bình (96), Kiên Giang (94), Sơn La (91), Hà Giang (87), Bến Tre (87), Quảng Trị (85), Phú Yên (79), Tuyên Quang (75), Yên Bái (70), Khánh Hòa (62), Quảng Ngãi (61), Lào Cai (58), Bắc Kạn (57), Điện Biên (53), Đắk Nông (51), Bình Thuận (51), Vĩnh Long (41), Bạc Liêu (41), Lai Châu (34), Hậu Giang (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (26), Trà Vinh (25), Cao Bằng (21), Bình Dương (21), An Giang (20), Đồng Tháp (18), Ninh Thuận (18), Long An (14), Cần Thơ (12), Đồng Nai (8 ).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Phú Thọ (giảm 197 ca), Hà Nội (giảm 196 ca), Phú Yên (giảm 99 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Kon Tum (tăng 288 ca), Hải Dương (tăng 127 ca), Bắc Giang (tăng 71 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 14.792 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (, Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.275.727 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.058 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.268.708 ca, trong đó có 2.019.633 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (513.892), Bình Dương (292.879), Hà Nội (131.518), Đồng Nai (99.889), Tây Ninh (88.179).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 4.835 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi là 2.022.450 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.620 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 30/1 đến 17 giờ 30 ngày 31/1, cả nước ghi nhận 109 ca tử vong tại:
Tại TP Hồ Chí Minh có 4 ca; trong đó có 1 ca từ Long An chuyển đến.
Tại các tỉnh, thành phố khác gồm: Hà Nội (20), Vĩnh Long (8 ), Hậu Giang (6), Kiên Giang (6), Tây Ninh (6), Đồng Tháp (5), Bình Định (4), Bình Dương (4), Hải Phòng (4), Sóc Trăng (4), TP Hồ Chí Minh (4), Bình Thuận (3), Cà Mau (3), Đắk Nông (3), Lâm Đồng (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bình Phước (2), Đà Nẵng (2), Đồng Nai (2), Khánh Hòa (2), Thái Bình (2), Thừa Thiên Huế (2), An Giang (1), Hải Dương (1), Lạng Sơn (1), Long An (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Quảng Bình (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Ninh (1), Tiền Giang (1), Trà Vinh (1), Yên Bái (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 128 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.777 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 30/1, cả nước có 159.885 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 181.280.001 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.059.864 liều, tiêm mũi 2 là 74.137.789 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.082.348 liều.
Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương không được tự đặt ra yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch trái với quy định của Trung ương và hướng dẫn của Bộ Y tế; yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện nghiêm chế độ trực Tết; bảo đảm đầy đủ thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị và lực lượng cán bộ, nhân viên y tế sẵn sàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và khám, chữa bệnh cho người dân trong dịp Tết.
Bộ Y tế cũng tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
Theo TẠ NGUYÊN (Báo Tin Tức)