Dù bổ dưỡng nhưng các chuyên gia khuyến cáo một số người không nên sử dụng loại củ này.
Ai không nên ăn khoai lang?
Khoai lang là thực phẩm quen thuộc được nhiều người ưa thích vì có giá trị dinh dưỡng cao, giá lại rẻ và dễ ăn, dễ chế biến. Tuy nhiên không phải ai ăn khoai lang cũng tốt, thậm chí loại củ này có thể gây nguy hiểm với một số người.
Người đang đói
Trong bài viết trên website Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec cho biết, khoai lang không hề tốt nếu bạn ăn khi đói. Điều này do khoai lang có thể tăng sản sinh axit trong dạ dày. Bạn bị các vấn đề về dạ dày không nên ăn khoai khi đói, nếu muốn tránh làm bệnh của mình thêm trầm trọng.
Trong khoai lang chứa rất nhiều đường, khi bạn ăn nhiều, đặc biệt là khi đói bụng sẽ gây tăng tiết dịch vị, việc này dẫn đến nóng ruột, sinh hơi chướng bụng, ợ chua. Để giảm bớt tình trạng này, bạn nên luộc khoai và nước khoai thật kỹ hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men có trong khoai. Uống nước gừng sẽ giúp bạn giảm bớt triệu chứng chướng bụng.
Ngoài ra, khi bạn đói, đường huyết của bạn thấp, nếu ăn khoai lang sẽ lại làm hạ huyết áp gây mệt mỏi.
Người bị thận
Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội) chia sẻ trên báo Giáo dục và Thời đại, những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Người có hệ tiêu hóa không tốt
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Người có bệnh về dạ dày
Những lưu ý khác khi ăn khoai lang
Khi ăn khoai lang cũng cần lưu ý những cách sử dụng để không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Không nên ăn khoai sống
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, không nên ăn khoai lang sống vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, nên sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn.
Không nên ăn quá nhiều khoai lang
Theo trang Foodrevolution khuyến cáo, dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. Khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi.
Tốt nhất bạn đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.
Không ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nên ăn cả vỏ
Cũng theo trang Foodrevolution, vỏ khoai lang nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.