Trên tuyến biên giới dài gần 100km, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức 134 tổ chốt chặn, kiểm soát lưu động trên biên giới, khu vực biên giới, với gần 800 cán bộ, chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ. Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn kể chuyện về các chốt gác đặc biệt ở vùng biên giới...
Mùa trâm Bảy Núi (An Giang) thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Năm nay, cây trâm cho năng suất kém hơn, giá bán thấp hơn so những năm trước. Tuy nhiên, không vì vậy mà người dân vùng Bảy Núi kém vui, bởi cây trâm đã giúp nhiều người, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập trong những lúc nông nhàn.
Năm nay, quá trình huấn luyện chiến sĩ mới rơi vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Vì thế, các mặt công tác huấn luyện, sinh hoạt tại các doanh trại quân đội cũng thay đổi để phù hợp tình hình thực tế, với quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập vào doanh trại.
Những ngày cao điểm phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhiều người cảm thấy buồn chán, khi phải thực hiện cách ly xã hội hoặc cách ly tập trung. Nhưng ít ai hình dung được rằng, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đang dãi nắng dầm sương, chịu đựng vất vả, để giữ gìn bình yên trên tuyến biên giới. Bữa cơm ăn vội, giấc ngủ không sâu, áp lực nặng nề từng giây, từng phút... là những gì họ đang đối mặt.
Mới 8 giờ sáng, không khí oi bức đã tràn ngập trên cánh đồng vùng biên giới Vĩnh Gia (Tri Tôn, An Giang). Hầu như chẳng có bóng mát nào đủ lớn để người ta trú chân. Chúng tôi tác nghiệp ít giờ mà mồ hôi ướt đẫm lưng áo, mặt mày đỏ ké. Nhưng đây lại là nơi bám trụ ngày đêm của cán bộ, chiến sĩ (CBCS) chốt phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Lều bạt đơn sơ, điều kiện ăn ngủ vất vả, áp lực công việc nặng nề... chẳng thể làm chùn bước chân của họ.
Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, An Giang đã triển khai việc cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 1-4 đến 15-4-2020.
Cùng với cả nước, từ 00 giờ, ngày 1-4, TP. Long Xuyên thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày, để phòng dịch bệnh Covid-19 lây lan…
Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 27-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, các nhà hàng, dịch vụ ăn uống, cơ sở massage, làm đẹp, quán cà phê… trên địa bàn TP.Long Xuyên đã tạm dừng hoạt động kinh doanh...
Đêm thứ 13, chẳng ai nỡ ngủ. Mọi người dọn cái này, dẹp cái kia, kiểm tra lại một lần nữa xem có bỏ sót món đồ nào không. Họ bận rộn nghe điện thoại của người thân, bạn bè, chốt thời gian đến đón. Chúng tôi cũng vậy, thu dọn gọn gàng hành trang, chuẩn bị trở về nhà sau thời gian dài đi công tác. Bóng tối đặc quánh bởi tiếng trở mình mông lung.
Trời nắng chang chang, ở đâu nóng bức, chứ trước sân nhà ông Khưu Văn Cựu (sinh năm 1944, ngụ ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang) vẫn mát rượi. Bởi cây me cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã vươn mình chở che, tỏa bóng cho con người. Dưới bóng mát ấy, chúng tôi lắng nghe ông kể chuyện đời, chuyện nhà, trong cảm giác thư thái.
Đến hẹn lại bay lên, những cánh diều muôn màu muôn vẻ từ kích cỡ, màu sắc đến kiểu dáng: hình tròn, hình vuông, hay hình các nhân vật trong phim hoạt hình như: cá mập, heo con, siêu nhân, doreamon... bay lượn phất phới trên bầu trời xanh lộng gió vào những buổi chiều ở khắp nơi từ vùng thôn quê đến chốn thị thành.
Tháng Thanh niên năm 2020 diễn ra từ ngày 1 đến 31-3, tuổi trẻ An Giang đã và đang tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện, sáng tạo vì cộng đồng, nhất là những công trình, phần việc chung tay thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19…
Những món quà ấy hoàn toàn bình thường, ít giá trị kinh tế, dễ dàng có được ở bất cứ đâu. Nhưng nó lại trở nên đặc biệt khi được tặng trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi người nhận không hề nghĩ rằng mình sẽ có. Một lần đặc biệt đã khó, đằng này chúng tôi lại trao tặng nhau rất nhiều món quà như thế, trong 14 ngày đáng nhớ.
Mới vào khu cách ly, lạ chỗ lạ người, cùng với tâm lý “mình có bị nhiễm bệnh không”, hầu hết người được cách ly đều e dè, lo lắng, mọi sinh hoạt cũng rất giữ kẽ. Một, hai hôm đầu tiên, chúng tôi nghe không ít lời than phiền, khó chịu, có khi họ không hợp tác với cán bộ, chiến sĩ. Nhưng càng về sau, tiếng cười đã trở lại, rộn rã và tươi vui. Khu cách ly y hệt như một đại gia đình ấm cúng.
Mỗi ngày tác nghiệp ở khu cách ly Trường Quân sự tỉnh, phần mềm trên điện thoại di động cho biết tôi đi được từ 6.000 đến 9.000 bước chân. Nhưng có phần mềm nào đo đếm được bước chân tất bật, không mệt mỏi của những cán bộ, chiến sĩ làm công tác phục vụ nơi đây?
Trong tất cả những lần trò chuyện với chúng tôi, “Viện trưởng Viện lúa giống nghèo nhất thế giới” Hoa Sĩ Hiền chỉ đau đáu 2 mong ước, về phía ông và phía xã hội. Nhưng tựu trung lại, cả 2 đều hướng đến khát khao cháy bỏng: chống lại thiên tai, đem đất đai màu mỡ và ruộng lúa tươi tốt trả về cho nông dân.
Lời Tòa soạn: Bài viết là những ghi chép, phản ánh của phóng viên Gia Khánh trong 14 ngày tác nghiệp tại Trường Quân sự tỉnh An Giang (nơi cách ly tập trung 233 công dân từ Hàn Quốc về Việt Nam, cũng là “điểm nóng” đầu tiên ở tỉnh). Câu chuyện cụ thể, riêng lẻ của từng người được quy tụ lại trong góc nhìn của một nhà báo, với đủ cung bậc cảm xúc đáng nhớ, mà chính tác giả và các nhân vật sẽ ghi khắc mãi trong lòng.
Tôi nghĩ mình sẽ rất thiếu sót nếu không viết câu chuyện này. Điều cực kỳ thú vị ở “lão nông” Hoa Sĩ Hiền, là ông cũng có nơi nghiên cứu khoa học, thực nghiệm hẳn hoi. Mọi sáng tạo, mọi thành quả của ông đều xuất phát từ đây, mà ông miêu tả hóm hỉnh là “viện lúa nghèo nhất thế giới”.
Để đối phó với tình trạng sạt lở gia tăng, thời gian qua chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương đã đầu tư nhiều công trình bảo vệ bờ sông, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản, tính mạng của người dân sinh sống trong vùng sạt lở.
Ông Hoa Sĩ Hiền được nông dân ưu ái, tặng biệt danh khá dễ thương: “nhà khoa học chân đất”. Ông đến với con đường nghiên cứu khoa học khá muộn, cũng không hề qua học hành bài bản. Làm nông dân “gia truyền”, mãi đến năm 35 tuổi, sau nhiều lần vất vả, khổ sở vì trồng giống lúa không phù hợp thổ nhưỡng, lại được tham gia khóa tập huấn ngắn hạn về lai tạo giống lúa, ông mới chính thức theo đuổi công việc này. Và sau những lần rong ruổi trên “cánh đồng chết”, đam mê trong ông càng mãnh liệt: làm gì để chống chọi lại thiên tai, trong khả năng của chính mình?