Đồng giải nhì cuộc thi “Sáng tạo khoa học - kỹ thuật cấp tỉnh 2017” và “Khởi nghiệp khu vực ĐBSCL năm 2017”, xe năng lượng phục vụ nông nghiệp (NN) của anh Trần Trung Hiếu (sinh năm 1985, ngụ xã Vĩnh Lợi, Châu Thành) được hội đồng giám khảo đánh giá là dự án khả thi, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân (ND).
Những chiếc chiếu không phải làm bằng lát cói, lục bình hay dây chuối hột, mà được dệt bằng uzu, một nghề thủ công truyền thống ở Tân Châu.
Đối với người dân Khmer vùng Bảy Núi, Tha la mang ý nghĩa rất nhân văn. Nằm lặng lẽ ven đường, Tha la như ngôi nhà nhỏ, luôn mở rộng cửa đón bước chân người trú mưa, trú nắng. Mỗi Tha la có một câu chuyện riêng, chất chứa tình người, gắn liền với nhịp sinh hoạt của cư dân xung quanh...
Từ khi thành lập, lực lượng “cảnh khuyển - chó nghiệp vụ” (Đội huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ) thuộc phòng Cảnh sát Bảo vệ và Cơ động (Công an tỉnh) trở thành lực lượng quan trọng, tham gia tích cực đấu tranh giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Về Bảy Núi những ngày này, không khí đi chùa cúng phật của bà con khắp nơi tấp nập. Trầm mặc sau rặng thốt nốt là những ngôi chùa đầy trang nghiêm và cổ kính, ở đây cổng chùa luôn rộng mở để chào đón lữ khách gần xa đến cúng viếng, rồi dùng bữa chay an lạc và thuần khiết.
Qua cầu Mỹ Luông - Tấn Mỹ là đến ngay cù lao Giêng. Ngoài cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, nơi đây còn có những công trình kiến trúc cổ độc đáo, tuyệt đẹp...
Sáng nay (8-3), Đại hội X Công đoàn tỉnh An Giang (nhiệm kỳ 2018-2023) khai mạc. Đại hội có chủ đề: “Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng Công đoàn vững mạnh; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh”.
Với niềm đam mê “vô hạn” đối với những vật dụng thời “xa lơ xa lắc”, họ được coi là “kỳ nhân” khi đeo cái nghiệp sưu tầm, phục chế những mặt hàng gắn với ký ức của một thời xa vắng.
Chợ quê hoạt động rất sớm, chỉ sau 1-2 ngày khi vừa sang năm mới. Chợ quê không lớn nhưng tồn tại lâu đời. Có dịp theo chân các bà nội trợ xách giỏ rảo một vòng chợ mới cảm nhận rõ trong nếp sinh hoạt mua bán, có nhiều nét đẹp văn hóa của người Nam Bộ được gìn giữ một phần bởi chợ quê.
Đồng cảm và yêu thương người con gái “không thể đi đứng” nhưng đầy nghị lực, một thanh niên đã gạt bỏ tất cả vướng mắc, cùng cha mẹ vượt hàng trăm cây số đi tìm “vợ” cho mình.
Xem quẻ đầu năm, nhiều người vẫn giữ thói quen ấy mỗi khi viếng chùa, lễ Phật trong những ngày xuân, nhất là giới trẻ. Họ muốn biết tài vận, tình duyên trong năm mới như thế nào. Song, có nhiều người đặt nặng vấn đề này nếu chẳng may xin được quẻ xăm không như ý.
Đó là cụm từ đẹp và tròn trịa mà giới văn nghệ sĩ đã dành tặng nhà văn, nhà báo Mai Bửu Minh. Người đã dành trọn 30 năm sáng tác hơn 30 đầu sách và nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật khác để chuyển tải hơi thở làng quê, đời sống bình dị cũng như những đổi thay từng ngày trên quê hương An Giang.
Những ngày Tết, thay vì được quây quần bên gia đình, nhiều người do công việc đặc thù phải lao động nhiều hơn. Có người đón Tết muộn, có người suốt mấy chục năm không nghỉ Tết. Với họ, vì niềm vui chung của mọi người, nhiệm vụ được hoàn thành mới là trên hết.
Tết Mậu Tuất 2018, người dân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động, lực lượng vũ trang đang sinh sống và làm việc tại tỉnh đã được hưởng trọn vẹn một mùa xuân an lành, ấm no, vui vẻ.
Người Việt rất xem trọng tục khai trương đầu năm mới. Khai trương là sự mở đầu cho một quá trình phấn đấu cùng niềm mong ước “đầu xuôi, đuôi lọt”.
“Sau khi báo An Giang Xuân Quý Tỵ 2013 đăng bài viết về đội thi công cầu của chúng tôi, rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp, nhà tài trợ, chính quyền địa phương đã đến đặt hàng xây dựng cầu. Đơn hàng nhiều đến mức chúng tôi làm không xuể. Tuy vậy, mỗi cây cầu trong số hàng trăm cây được dựng lên khắp các vùng quê suốt 5 năm qua vẫn đảm bảo phương châm nhanh, rẻ nhưng bền, chắc” – anh Ba Đạt (tên thật là Lê Văn Cư, ngụ xã Lương An Trà, Tri Tôn) bộc bạch.
Vừa thi công hoàn thành bộ sưu tập xương rồng với khoảng 400 loài, trị giá hàng chục tỷ đồng tại công viên thực vật Đồi vạn hoa của Vinpearl Land Nha Trang, cùng với những bộ sưu tập xương rồng đồ sộ khác mà ông Phạm Phúc Giác (sinh năm 1964, ngụ ấp Vĩnh Lộc, thị trấn Cái Dầu, Châu Phú) đã và đang thực hiện tại các khu điểm du lịch nổi tiếng trong nước, cho thấy niềm đam mê loài xương rồng huyền bí trong hơn 30 năm qua đã thật sự “biến” ông thành một “pho từ điển sống” am hiểu về chúng.
Trong quán cà-phê nhỏ ven Tỉnh lộ 943 (xã Định Thành, Thoại Sơn), những lão nông chân đất hàn huyên hết chuyện nọ đến chuyện kia như quên cả đất trời giữa tiết trời se lạnh. Góc quán nơi vùng quê phút chốc trở nên náo nhiệt hơn qua từng tiếng cười, câu nói. Còn chúng tôi, những người ở phố thị lại chú ý đến chuyện chó đuổi bắt chuột đồng mà người nông dân đề cập. Hẳn có người cũng tò mò muốn biết chó sẽ bắt chuột thế nào?
Lũ về, đồng ruộng được bồi đắp phù sa, các mô hình sản xuất phát triển, đặc biệt tour du lịch mùa nước nổi “đắc như tôm tươi”.
Cơn gió bấc se lạnh bất chợt chuyển mình xao xuyến, nhường chỗ cho tiết xuân ấm áp hát khúc khải hoàn. Đây là lúc ngư dân canh theo con nước quăng chài, thả lưới hoặc tát đìa bắt cá làm khô, mắm ăn Tết.