Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát lúa ma vụ thu đông 2024

31/08/2024 - 08:15

 - Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhiều bà con đang tất bật cho công tác xuống giống vụ thu đông 2024. Thế nhưng, hiện trạng lúa cỏ, lúa ma hoành hành khiến cho bà con trăn trở về một vụ mùa bội thu.

Diễn biến tình hình lúa ma, lúa cỏ hiện nay

Lúa ma, hay còn dân gian gọi là lúa cỏ, lúa hoang, lúa trời, lúa cơi, lúa rài,...

Loại lúa này xuất hiện ở Nam Bộ từ những năm 90 và là nguồn vật liệu di truyền quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm canh tác, sự biến đổi di truyền đã làm hình thành, nên các “họ” tương tự, nhưng mang lại tác động tiêu cực. Từ đó, lúa ma trở thành rào cản lớn bởi thiệt hại về năng suất rất đáng báo động.

Do tập quán gieo sạ mà công tác phòng chống lúa ma, lúa cỏ gặp nhiều khó khăn. Diện tích nhiễm gia tăng chóng mặt, lan rộng ra cả khu vực phía Bắc. Chỉ tính riêng năm 2022 đã có gần 2.000 ha ruộng ở miền Bắc bị lúa ma xâm lấn với các mức độ khác nhau.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, lúa ma gây hại diện rộng ở hầu hết các tỉnh thành, nhất là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp...

Sự phát triển mạnh mẽ của lúa ma dẫn đến sự cạnh tranh về mặt dinh dưỡng  và ánh sáng làm giảm năng suất của lúa trồng. Thiệt hại về năng suất từ 15 – 20%, nặng hơn là mất trắng và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cho mùa vụ sau.

Lúa ma trở thành “con ma” trong lòng nông dân. Rất nhiều biện pháp xử lý lúa ma đã được áp dụng, từ việc cắt tay, nhổ bỏ đến dùng thuốc nhưng vấn nạn này vẫn chưa được giải quyết hiệu quả. Chi phí và công sức bỏ ra nhiều vô kể nhưng thu về kết quả không mong muốn khiến cho niềm vui “trúng mùa được giá” chưa trọn vẹn.

Tại sao xử lý lúa ma lại khó khăn đến vậy?

Lúa ma, lúa cỏ tàn phá ruộng lúa, làm giảm năng suất ở nhiều mức độ khác nhau, trong khi công tác quản lý gặp vô vàn khó khăn. Tại sao lại thế?

Nói đến điều này, thì cần phải phân tích, làm rõ đặc điểm thực vật học của loại lúa này. Lúa ma có hình thái sinh trưởng tương tự như lúa thường. Chính vì thế, ở giai đoạn phát triển ban đầu rất khó phân biết được chúng.

Về sau, chúng sinh trưởng vượt bậc, nên cao hơn lúa trồng, thân cứng, lá to, phát triển mạnh. Khi quan sát bề mặt ruộng bị nhiễm, bà con sẽ thấy các tầng lúa khác nhau (nên thường được gọi là lúa hai tầng).

Đến thời điểm trổ, lúa ma, lúa cỏ trổ sớm hơn so với lúa trồng từ 5 – 7 ngày, trổ kéo dài và trên một gié có nhiều giai đoạn hạt khác nhau. Hạt lúa ma không đồng đều về màu sắc, có thể có hoặc không có râu dài, tỷ lệ hạt lép rất cao nên trọng lượng thu về được rất thấp.

Công tác quản lý lúa cỏ, lúa ma khó khăn, trở ngại bởi sự phân ly tính trạng xấu ngày càng phức tạp và khó nhận biết.

Đặc biệt, lúa ma rất dễ rơi rụng. Khi hạt rụng, nếu gặp điều kiện thuận lợi hạt sẽ nảy mầm ngay; nếu gặp bất lợi thì hạt chuyển sang trạng thái ngủ nghỉ. Tuy nhiên sức nảy mầm vẫn rất cao, duy trì trong vài  năm. Chính vì thế, lúa ma, lúa cỏ tích tụ trong nền đất từ năm này qua năm khác khiến cho việc xử lý lúa ma trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Những cánh đồng trù phú ngày xưa giờ đây bị vấn nạn lúa ma hoành hành làm cho sản lượng bị ảnh hưởng lớn.

Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trước hết là ở nguồn giống canh tác tồn lẫn lúa ma hoặc hạt giống tạp lẫn nhiều loại giống khác nhau dẫn đến phân ly tính trạng, gây nên hiện tượng “lại giống” (tức là xu hướng di truyền trở lại các đặc tính ban đầu của lúa hoang).

Thời gian qua, lúa được giá, nên nông dân sản xuất liên tục. Thời gian gấp gáp làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc xử lý lúa nền và đất trồng. Đây cũng là một trong những lý do lớn khiến lúa ma, lúa cỏ phát sinh mạnh mẽ.

Quản lý tổng hợp lúa ma, lúa cỏ trên đồng ruộng

Để quản lý tốt lúa ma, lúa cỏ trên đồng ruộng, cần phải tiến hành tổng hợp nhiều biện pháp ngày từ công tác chuẩn bị giống, chuyển đổi hình thức sạ lan sang sạ hàng hoặc cấy. Đồng thời, cần chuẩn bị kỹ càng nền đất trước khi xuống giống. Song song đó, ngăn chặn lây lan thông qua con đường máy móc cũng là một vấn đề, mà bà con cần đặc biệt quan tâm.

Hiện nay, việc áp dụng các giải pháp canh tác và quản lý chặt chẽ nhờ giải pháp sinh học KING - xử lý lúa lẫn của Công ty TNHH Sinh Học Châu Á sau mỗi mùa vụ lúa đã đem lại hiệu quả xử lý lúa ma, lúa cỏ cao cho người nông dân.

Không ảnh hưởng đến lúa sạ, không tác động xấu đến đất ruộng, KING phân hủy các hạt tiền nảy mầm trên đồng ruộng dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật phân giải mạnh trong điều kiện yếm khí.  Đồng thời, KING còn giúp tốt đất, chống xì phèn, giảm lượng phân bón cho ruộng lúa.

Sử dụng ngay sau thu hoạch hoặc 7 ngày trước sạ để phân hủy hoàn toàn lúa ma, lúa cỏ lẫn trong nền đất.

Giải pháp sinh học KING - xử lý lúa lẫn đã đồng hành cũng ngàn hàng bà con trên con đường cứu ruộng khỏi lúa ma, lúa cỏ.

Anh Tây, ở Kiên Giang chia sẻ: “Từ ngày mua và sử dụng King đến nay lúa đã lên được hơn 40 ngày mà tôi ra thăm đồng thấy không có cây lúa ma nào hết. Cái hiệu quả này tôi không nói là được bao nhiêu phần trăm bởi gì có thấy cây nào đâu.”

Hay chú Út, ở Bạc Liêu vui mừng tâm sự: “ Đợt rồi đông xuân làm miếng ruộng thấy muốn khóc, 6 công đất mà cắt được có 3 tấn lúa, bỏ phân nửa. Năm nay xài KING, lúa nay được 36 ngày, xử lý lúa ma cỡ 80 – 90%. Mình nhổ lên thấy cây lúa mình rễ ăn sâu, rồi nó nhẹ phân nữa, cho đến hiện giờ chỉ mới rải có 27kg phân thôi, giảm được cỡ hơn 30% lượng phân; rễ mập mập, trắng tươi.”

Vấn đề về lúa cỏ, lúa ma đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn để ngăn chặn nguy cơ lây lan và tác hại đến ruộng lúa của bà con nông dân. Thực hiện tốt công tác quản lý tổng hợp để phòng ngừa nguy cơ bùng phát lúa ma trong vụ thu đông 2024.

Bài, ảnh: P.V