Kết quả tìm kiếm cho "đạt chứng nhận OCOP 3 sao"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 411
Năm qua, ngành nông nghiệp huyện An Phú đã khắc phục khó khăn, tạo đột phá trong lĩnh vực sản xuất, liên kết và tiêu thụ. Tất cả các chỉ tiêu đạt kế hoạch, tổng sản lượng lương thực đạt 235.849 tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 193 triệu đồng/ha, đạt 101,05%, tăng hơn 5 triệu đồng/ha so cùng kỳ.
Là huyện nông nghiệp chủ lực, Chợ Mới đặc biệt quan tâm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã (HTX) liên kết, hợp tác với HTX, doanh nghiệp (DN); tích cực đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ HTX. Nhờ đó, các HTX phát triển khá tốt; số lượng, chất lượng, loại hình dịch vụ đa dạng; quy mô, vốn, ngành nghề hoạt động mở rộng; xây dựng nhiều mô hình mới.
Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mường, Thái, Dao…, tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đã được các cấp, ngành quan tâm và triển khai hiệu quả, gắn với giá trị văn hóa địa phương, phát triển du lịch.
Những năm qua, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông dân, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn. Sản phẩm OCOP chú trọng chất lượng, gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, được thị trường đánh giá cao.
An Giang từ lâu được biết đến là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước. Với lợi thế điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, nông nghiệp luôn đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước hiện thực hóa khát vọng làm giàu của nông dân.
Xác định thu hút đầu tư là một trong những yếu tố quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), huyện Phú Tân đã quan tâm lãnh, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
5 năm qua, Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Đa Phước (huyện An Phú) triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) trong điều kiện khó khăn, nhất là ảnh hưởng đại dịch COVID-19. Nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đồng thuận của Nhân dân và đồng hành của doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) địa phương tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên.
Với sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự hỗ trợ của các ngành, MTTQ và đoàn thể huyện, nhất là tinh thần đoàn kết, nhất trí của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Đảng bộ xã Vĩnh Thành thực hiện đạt và vượt 16/16 chỉ tiêu nghị quyết nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Qua đó, tạo tiền đề thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã nỗ lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Chiều 11/2, UBND TP. Châu Đốc tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND thành phố với nông dân trên địa bàn thành phố.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Châu Phú chọn sản phẩm đặc trưng của địa phương để khai thác, phát triển, nâng tầm giá trị, góp phần phát triển sản xuất, cải thiện kinh tế của người dân.
Đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá và phân hạng 165 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm đến từ 115 chủ thể kinh tế, với 10 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác, 26 doanh nghiệp và 77 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh. Trong đó có 144 sản phẩm còn thời hạn chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên (2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 10 sản phẩm 4 sao và 129 sản phẩm 3 sao).
Mùa Xuân, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Và ở những làng nghề, nghề truyền thống, không khí cũng trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn bao giờ hết.