Kết quả tìm kiếm cho "đợt tiêm chủng vaccine"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1586
Ngày 4/10, Hệ thống tiêm chủng VNVC thông tin, vaccine phòng bệnh zona thần kinh (giời leo) đã có mặt tại Việt Nam và được triển khai tiêm lần đầu tiên tại gần 200 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc.
Tính từ ngày 1/6 đến ngày 3/10, Sở Y tế New South Wales đã ghi nhận 433 ca mắc đậu mùa khỉ, đánh dấu đợt bùng phát lớn nhất tại bang này kể từ khi ca đầu tiên được xác nhận vào tháng 5/2022.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt, thậm chí ở bộ phận sinh dục. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Tại Ninh Thuận, tình hình dịch tả lợn châu Phi đã không dừng lại ở 2 địa phương của các huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc, mà tiếp tục xảy ra ở huyện Bác Ái.
Vaccine sốt xuất huyết do Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024 đang được kỳ vọng là một giải pháp bổ sung hiệu quả, góp phần toàn diện hóa chiến lược phòng chống sốt xuất huyết hiện nay.
TP Hồ Chí Minh vừa ghi nhận một nữ công nhân 52 tuổi (ngụ huyện Bình Chánh) tử vong do mắc não mô cầu thể tối cấp. Theo các chuyên gia y tế, đây là bệnh lây qua đường hô hấp và có khả năng gây thành dịch. Bệnh tử vong nhanh và nếu lành bệnh thì vẫn để lại nhiều di chứng.
Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng năm, huyện An Phú (tỉnh An Giang) có số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) khá nhiều. Do đó, huyện chủ động trong công tác khử khuẩn, phun hóa chất ở những khu vực nguy cơ cao, nhất là ở các trường học. Nhân viên y tế tiến hành phun hóa chất diệt muỗi theo khu vực hành lang, kho chứa bàn ghế cũ, bụi cây, cống rãnh trong khuôn viên trường… nhằm loại bỏ nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi và các loại côn trùng khác. Để chủ động phòng, chống dịch SXH trong mùa mưa và đầu năm học mới, trạm y tế cấp xã còn ra quân vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng trong cộng đồng. Lực lượng được chia thành nhiều tổ, đến từng hộ gia đình vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước (chai, lọ, lốp xe, xuồng, ghe…), giám sát vật dụng chứa nước, kiểm tra mật độ lăng quăng và vận động người dân thả cá vào nơi chứa nước lớn… nhằm ngăn chặn muỗi sinh sản, phát triển.
Năm học mới 2024 - 2025 bắt đầu khi thời tiết vẫn còn mưa nhiều, mùa mưa kết thúc muộn (dự kiến đến gần cuối học kỳ 1). Mưa, lũ tạo điều kiện cho muỗi và vật truyền bệnh phát triển, gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) và một số dịch bệnh nguy hiểm khác cho học sinh và người dân, cần chủ động đề phòng, ứng phó.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin sẽ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi từ ngày 31/8 (thứ Bảy) và tổ chức tiêm xuyên kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9. Hiện ngành y tế TP Hồ Chí Minh đang tích cực chuẩn bị nguồn vaccine để triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), 50 năm qua, vaccine đã góp phần cứu sống 154 triệu người, tương đương trung bình 6 người/phút, trong số đó có rất nhiều trẻ nhỏ.
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, sau khi công bố dịch sởi, Thành phố Hồ Chí Minh cần huy động thêm nguồn lực và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch.