Kết quả tìm kiếm cho "Bữa ăn yêu thương"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2285
Gần 50 năm hình thành và phát triển (19/8/1975 - 19/8/2025), Báo An Giang đã thực hiện tốt sứ mệnh cơ quan ngôn luận của Đảng, chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh, giữ vững quốc phòng - an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới Tây Nam. Từng chặng đường phát triển, Báo An Giang luôn nhất quán phương châm “Thông tin nhanh, đúng sự thật, vì lợi ích chung của cộng đồng”.
Ngày 21/6/1925 chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại, một dấu mốc không thể phai mờ trên bản đồ tư tưởng dân tộc: Báo Thanh Niên ra đời, dưới sự khai sinh của lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc. Đó không chỉ là sự xuất hiện của một tờ báo, mà là tiếng kèn hiệu triệu, báo hiệu sự khởi đầu của một nền báo chí cách mạng Việt Nam – một hành trình vẻ vang kéo dài suốt một thế kỷ, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của bao thế hệ những người làm báo yêu nước.
Khoai lang là thực phẩm quen thuộc, giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích nhưng có nên ăn khoai lang lúc bụng đói ?
Cây chúc là đặc sản của vùng Bảy Núi, tập trung nhiều tại huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Không chỉ được sử dụng phổ biến trong các món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, lá và trái chúc hiện nay được khai thác nhiều hơn, đem lại giá trị kinh tế cho người dân.
Ngày trước, thiên nhiên hào phóng, người dân chỉ bắt cá lớn, ít ai chú ý tới loài cá bé xíu như con cá cơm. Thế nhưng, khi nguồn cá, tôm cạn kiệt, loài cá cơm được xem là đối tượng thủy sản được ngư dân khai thác bằng lưới, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ.
Với điểm mốc đầu tiên là Báo Thanh Niên - Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, xuất bản bằng chữ Quốc ngữ, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925, báo chí cách mạng ra đời như một tất yếu lịch sử, đáp ứng nhu cầu bức thiết của quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện An Phú và các xã, thị trấn triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Tiêu biểu có chị Ma Ly Dâm, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ khóm Hà Bao II, thị trấn Đa Phước (huyện An Phú).
Cùng sinh sống tại thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới), bà Nguyễn Kim Loan (53 tuổi, khóm Thị 1) và chị Nguyễn Cẩm Tú (47 tuổi, khóm An Thới) đang từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, trong hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Cuộc sống của họ hiện rơi vào cảnh bế tắc, khi bệnh kéo dài, chi phí điều trị vượt quá khả năng chi trả. Giữa lúc ngặt nghèo, sự chung tay giúp đỡ từ cộng đồng sẽ là nguồn động viên rất lớn với họ và gia đình, để vượt qua nghịch cảnh.
Trong bối cảnh thị trường bị bủa vây bởi vấn nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là các mặt hàng thiết yếu thì cuộc chiến chống lại những vi phạm này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng và uy tín của một nền kinh tế.
Mùa hè, khi nắng vàng trải đều khắp những khu vườn, cũng là lúc miền Tây Nam Bộ khoác lên mình chiếc áo mới, ngào ngạt hương thơm của trái chín mọng, tất cả hòa quyện tạo nên “bản giao hưởng” đánh thức mọi giác quan và mang đến niềm vui trọn vẹn cho cả người nông dân và thực khách...
Ở miền Tây, ly cà-phê là thứ gắn liền với buổi sáng và cả những khoảng lặng giữa ngày. Trưa nắng, nhiều người dừng chân ở quán võng, gọi ly cà-phê đen, thả mình trên chiếc võng đong đưa, tranh thủ chợp mắt. Những quán cà-phê võng vẫn lặng lẽ gìn giữ thói quen ấy, một nét sống chậm đã thành bản sắc của miền Tây.
Giữa guồng quay cuộc sống, vẫn còn những mảnh đời lặng lẽ với bao khó khăn, thiếu thốn. Họ sống trong cảnh nghèo khổ, bệnh tật bủa vây, không có điều kiện chữa trị hay sinh hoạt. Điển hình, hộ gia đình của bà La Thị Hương (62 tuổi) và bà Phạm Thị Vân (63 tuổi), cùng ngụ tại khóm Xuân Biên, phường Tịnh Biên (TX. Tịnh Biên) luôn cố gắng từng ngày vượt qua những khó khăn của cuộc sống.