Kết quả tìm kiếm cho "Ký ức Tết xưa"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 117
Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, thời tiết trong cả nước khá đẹp, thích hợp với các hoạt động ngoài trời. Các điểm tham quan, khu vui chơi du lịch đều đông khách. Để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân, các địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều sự kiện hấp dẫn, làm tốt công tác tổ chức, bảo đảm an ninh trật tự tại các điểm du lịch.
Từ lâu, gói bánh tét vào dịp Tết đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người dân Hậu Giang. Đây không chỉ là món ăn đậm phong vị Tết Cổ truyền mà còn lưu giữ nét đẹp đoàn viên được trao truyền qua nhiều thế hệ.
Xuất phát từ những món ăn thường nhật của các bậc tiền nhân đi mở đất Cà Mau xưa, ngày nay, những món dân gian ấy đã tạo nên thương hiệu riêng của ẩm thực vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.
Năm nay, bước qua tháng Chạp tiết trời mới se lạnh. Cái lạnh dễ chịu, có chút hanh khô khiến tôi nhớ da diết những cái Tết hơn chục năm về trước - thuở còn độc thân.
Đã lâu rồi, tôi mới được đón thời khắc giao thừa ở quê nhà. Năm cũ đã qua. Và năm mới bắt đầu với một sự tĩnh lặng, điềm đạm, và an nhiên khác 364 ngày còn lại. Cảm giác ấy rất lạ, như một cơn gió thoảng qua nhưng đầy mê hoặc, đầy chờ đợi.
Năm Quý Mão sắp qua và năm Giáp Thìn sắp đến. Mỗi năm Tết đến, mỗi chúng ta đều cảm thấy mới lạ, bâng khuâng. Từ "Tết" đã gieo vào lòng mỗi người dân Việt Nam dù ở quê hương hay ở phương trời xa xứ những cảm xúc thật thiêng liêng, khó tả:
Ngày Tết Nguyên đán thì giống nhau, nhưng ở mỗi vùng miền có nét đặc sắc không lẫn vào đâu được. Nói đến bánh chưng, nghĩ ngay đến miền Bắc đang vào cơn rét. Nói đến bánh tét, lại nhớ đến miền Nam đầy nắng ấm ôn hòa… Dần dần, quá trình giao thoa văn hóa ẩm thực khiến xóa nhòa khoảng cách địa lý. Bánh chưng “Nam tiến” vào bữa tiệc ngày Tết, nằm vuông vức bên những đòn bánh tét tròn vo quen thuộc.
Như một người vừa tỉnh giấc vào buổi sớm mai, ngó ra ngỡ ngàng thấy tết đang chậm bước về trước ngõ.
Đầu tháng 10 (âm lịch), những hộ theo nghề làm khô cá đồng tất bật vào vụ sản xuất rộ nhất trong năm. Với họ, mùa khô Tết vừa là nguồn thu, vừa là tình yêu đối với loại đặc sản của miền Tây. Ngày Xuân, nếm chút khô mặn mòi, lắng nghe dư vị miền quê, người ta như sống lại những cái Tết xưa, dẫu nghèo nhưng ấm cúng.
Thời điểm cuối năm, những “nghệ nhân” làng gốm Phnôm Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) tất bật cho các mẻ gốm chuẩn bị ra lò. Lò than, cà ràng, cà om, khuôn bánh khọt… là những sản phẩm gốm mang đậm nét truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi.
Trải qua bao cái Tết “nhạt”, vội vàng trở về quê rồi vội vàng rời đi, nhiều người đã không khỏi băn khoăn, lưu luyến nhớ Tết xưa, cái Tết bình yên giản dị, nơi thời gian và không gian như ngừng trôi để lòng người bình yên đón Tết.