Kết quả tìm kiếm cho "OCOP_AG"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 16
Trên nền tảng tiềm năng, lợi thế của tỉnh, năm 2021, An Giang phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Trong đó, mục tiêu xuất khẩu vào các quốc gia tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) là 55,77 triệu USD (tăng 5,4% so năm 2020) và các quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là 145 triệu USD (tăng 16% so năm 2020).
Từ tâm lý e dè, ngại ngùng ban đầu, các chủ thể sản xuất ngày càng mong muốn tham gia vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang khi thấy được hiệu quả chương trình mang lại. Để nâng tầm OCOP phát triển, rất cần tháo gỡ những khó khăn, rào cản, đặc biệt là vốn và nguồn nhân lực.
Để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang năm 2020 (gọi tắt là Đề án OCOP_AG).
Trước thực trạng đầu ra bấp bênh của nghề nuôi thủy sản, anh Nguyễn Thanh Tùng (ấp Bình Thành, xã Phú Bình, Phú Tân, An Giang) đã quyết định đầu tư quy trình khép kín cho con cá thát lát, từ khâu ươm giống, nuôi cá nguyên liệu cho đến sản xuất thành các sản phẩm hấp dẫn, đưa ra thị trường tiêu thụ. Để quảng bá đặc sản địa phương, anh đã đăng ký tham gia Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang.
Ngay trên xứ nếp Phú Tân (An Giang), vườn dâu tằm Ngọc Thái nổi lên như một địa chỉ du lịch sinh thái thú vị. Những sản phẩm như: nước cốt dâu tằm, rượu dâu tằm, mứt dâu, sirô atiso đỏ… đang hoàn chỉnh hồ sơ để tham gia Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang (OCOP_AG), tạo điều kiện để đặc sản An Giang vươn xa.
Bên cạnh tập trung hỗ trợ, nâng cấp, củng cố, phát triển 10 sản phẩm OCOP chủ lực, tỉnh phấn đấu trong năm 2020 có từ 30 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên được công nhận và có ít nhất 2 sản phẩm được tham gia đánh giá, phân hạng cấp quốc gia. Để đạt mục tiêu này, mỗi huyện, thị xã, thành phố phải có ít nhất 3 sản phẩm đặc trưng, có lợi thế nhất tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh.
UBND tỉnh An Giang đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án “mỗi xã một sản phẩm” năm 2020 (đề án OCOP_AG) nhằm cụ thể hóa các nội dung, quy định về thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm theo quy định Trung ương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tổng kinh phí thực hiện năm 2020 là 3 tỷ 870 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 3 tỷ đồng, còn lại vốn ngân sách địa phương.
Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ khi bắt tay thực hiện, nhưng sau thời gian triển khai, Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh An Giang (Đề án OCOP_AG) đã “vào guồng”, tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn.
Việc tái cơ cấu nhằm phát triển những mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Trong đó, xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm gắn với liên kết tiêu thụ là yếu tố quan trọng.
Việc tổ chức triển khai các chương trình phát triển nông thôn vừa giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân, vừa thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển. Đồng thời, duy trì và phát triển các mô hình mới, hiệu quả ở nông thôn.
UBND huyện Phú Tân phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP_AG) cấp huyện và bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa.
Với Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Đề án OCOP_AG), tỉnh đặt mục tiêu có ít nhất 10 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tham gia đề án được nâng cấp, hoàn thiện quy trình sản xuất và tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định.