Kết quả tìm kiếm cho "SRP"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 168
Giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận là những kết quả bước đầu mà Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại cho nông dân tỉnh An Giang nói chung, huyện miền núi Tri Tôn nói riêng. Với những kết quả đạt được, huyện Tri Tôn tiếp tục nhân rộng đề án, tạo điều kiện để nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Thoại Sơn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung xây dựng và củng cố các mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến, tạo ra những bước chuyển mạnh mẽ, nâng cao giá trị nông sản và đời sống nông dân.
Nhằm xây dựng, chuẩn hóa quy trình canh tác lúa gạo tại địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình canh tác phục vụ Đề án “Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” làm cơ sở triển khai trong thời gian tới.
Là địa phương có sản lượng lúa gạo thuộc top đầu khu vực ĐBSCL, An Giang đang nỗ lực nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hướng tới mục tiêu xuất khẩu đến các thị trường khó tính.
Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTX) có hoạt động sản xuất - kinh doanh thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả, như: Chuyển đổi cây trồng vật nuôi; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; áp dụng quy trình canh tác bền vững; tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Các cấp hội nông dân ở huyện Tri Tôn đã phát huy vai trò cầu nối, làm thay đổi đời sống vật chất lẫn tinh thần của hội viên và nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. An Giang có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn tốt, hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực vì sự phát triển bền vững.
Xác định đúng thế mạnh của từng vùng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nông dân các địa phương trong tỉnh đã từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng khoa học - công nghệ để gia tăng giá trị sản xuất, phát triển nông nghiệp hữu cơ, liên kết tiêu thụ sản phẩm… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2024, huyện Châu Phú thí điểm 50ha thực hiện đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao tại xã Thạnh Mỹ Tây. Năm 2025, huyện Châu Phú sẽ mở rộng diện tích thực hiện trên các tiểu vùng theo kế hoạch.
Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao) tại huyện Thoại Sơn đã và đang triển khai, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Toàn tỉnh An Giang hiện có 152 sản phẩm đã đánh giá và phân hạng theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ 3 sao trở lên. Tất cả đều là sản phẩm đặc trưng của tỉnh, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, phong phú về chủng loại, có minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Trong vụ sản xuất đông xuân 2024 - 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu ngành nông nghiệp địa phương tập trung đảm bảo lịch thời vụ, hướng dẫn nông dân phòng tránh dịch hại, sử dụng giống lúa chất lượng cao…