Kết quả tìm kiếm cho "Trồng xoài keo"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 430
Thổ nhưỡng An Giang thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ăn trái. Thời gian qua, hoạt động liên kết, tiêu thụ cây ăn trái được quan tâm; doanh nghiệp (DN) đầu tư, xúc tiến liên kết tại các vùng chuyên canh phát triển quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Chưa bằng lòng với thành quả đạt được, tỉnh đang ấp ủ giấc mơ đem “cây nhà lá vườn” vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, phủ rộng trên thế giới.
Khi con nước về, hình ảnh những phụ nữ ở vùng biên giới An Phú tham gia hoạt động buôn bán, chế biến sản vật mùa nước nổi... trở nên quen thuộc với du khách gần xa, tô đẹp thêm bức tranh sống động của miền sông nước miền Tây. Họ không chỉ gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình bằng công việc nội trợ, mà còn đang âm thầm tham gia vào quá trình phát triển kinh tế ở địa phương...
Với mục tiêu đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi tại địa phương, Hội Nông dân huyện An Phú (tỉnh An Giang) sẽ tích cực đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền trong hội viên, nông dân; tham gia phát triển các mô hình liên kết sản xuất, hỗ trợ nông dân vươn lên làm giàu.
TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đang cơ cấu lại sản xuất theo hướng gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, thích ứng biến đổi khí hậu. Ngành nông nghiệp địa phương đẩy mạnh chuyển dịch cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Từ khi Tân Châu được Bộ Xây dựng công nhận đạt chuẩn đô thị loại III (vào ngày 19/12/2019), ngoài không gian đô thị được nâng cấp, mở rộng, hạ tầng giao thông được kết nối thông suốt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn được nâng lên đáng kể, đặc biệt là các xã biên giới Vĩnh Xương và Phú Lộc.
Xu hướng nông nghiệp mới cho thấy, ứng dụng công nghệ sâu sau thu hoạch là chìa khóa để giảm thiểu chi phí, mở cửa và tiếp cận nhiều thị trường trên thế giới, đồng thời gia tăng giá trị của sản phẩm. Thế nhưng, điều kiện cần và đủ cho chế biến sâu vẫn chưa đáp ứng được tại Việt Nam nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng.
Huyện An Phú (tỉnh An Giang) tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh gắn với kinh tế hợp tác nhằm nâng cao đời sống người dân.
Nông dân TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đã mạnh dạn ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Mùa mưa, nông dân trong tỉnh An Giang tất bật xuống giống các loại cây ăn trái, bởi là thời điểm thích hợp nhất trong năm. Tuy nhiên, giai đoạn này, cây trồng dễ bị sâu bệnh gây hại. Nông dân cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm chống úng, hạn chế dịch hại trên cây trồng.
6 tháng đầu năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cùng với sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chủ động, đổi mới sáng tạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Theo báo cáo từ Bộ Công an, cả nước hiện có gần 230.000 người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và người sau cai nghiện có hồ sơ quản lý. Khoảng 60% số người sử dụng ma túy lần đầu trong độ tuổi từ 15 đến 25, trong đó có nhiều em ở độ tuổi từ 13 đến 15. Có thể thấy, khi ma túy thế hệ mới tấn công học đường, người sử dụng ma túy ở tuổi vị thành niên ngày càng có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn những hệ lụy khôn lường.
Chiều 7/7, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp Philippines, do Bộ trưởng Francisco P. Tiu Laurel, Jr. dẫn đầu, đã đến thăm Nhà máy Gạo Hạnh Phúc (thuộc Tập đoàn Tân Long, đóng tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn) và làm việc với tỉnh An Giang về tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo.