Kết quả tìm kiếm cho "Vườn nhãn Ido"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 25
Mặc dù còn những khó khăn nhất định về điều kiện kinh tế-xã hội (KTXH) nhưng phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi trong nông dân Tri Tôn (An Giang) phát triển khá mạnh. Ngoài đóng góp làm giàu cho bản thân, gia đình, tạo thêm việc làm tại chỗ, những nông dân giỏi còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp trên địa bàn huyện Tri Tôn (An Giang) phát triển sâu rộng, từng bước nâng cao về chất lượng, từ đó khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của các hội viên nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Mặc dù mới triển khai nhưng mô hình trồng mít Thái xen nhãn Ido và sầu riêng áp dụng phương pháp tưới tự động của bà Trương Thị Diệu (xã Tân An, TX. Tân Châu, An Giang) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này mở ra hướng đi mới trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho nông dân.
Với những loại cây trồng mới như: dưa lưới, nhãn Ido, lúa hữu cơ… giá trị thu về cho mỗi công đất lên đến hàng chục triệu đồng, cao hơn nhiều lần so các loại cây trồng trước đây. Những mô hình mới này mở ra nhiều cơ hội phát triển cho huyện miền núi Tri Tôn (An Giang).
Các giải pháp tưới nước tiết kiệm được sử dụng phổ biến hiện nay như: tưới phun mưa tự động, tưới nhỏ giọt… đã giúp nông dân giải quyết được “bài toán” về nước tưới trong thời tiết nắng nóng, khô hạn như hiện nay, đồng thời góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân.
Nông dân Nguyễn Thành An (sinh năm 1960, ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến, Tri Tôn) được xem là người tiên phong trong việc phát triển mô hình trồng nhãn Ido trên vùng đất phèn. Việc trồng nhãn Ido đạt hiệu quả cao không chỉ góp phần phát triển kinh tế gia đình, mà còn giúp nhiều nông dân nâng cao thu nhập.
Phong trào nông dân sản xuất-kinh doanh (SXKD) giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững đã lan tỏa rộng khắp, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên quê hương An Giang.
Những mô hình mới, cách làm hay được nông dân huyện Tri Tôn triển khai thực hiện trong thời gian qua đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập và đời sống bà con nông dân.
Nhãn Ido vỏ mỏng, cơm dày, vị ngọt thanh, thơm, năng suất trái cao, khả năng kháng bệnh tốt, giá bán ổn định và được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh.
Có những mô hình nông nghiệp tuy không lớn nhưng nhờ hợp tác sản xuất, các hộ nông dân đã hỗ trợ nhau tích cực, cùng tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại thu nhập cao hơn so với làm riêng lẻ. Hợp tác là yêu cầu tất yếu ở nông thôn.
Với sự quan tâm của Hội Nông dân (ND) các cấp, phong trào ND sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi đã đạt được những bước phát triển tích cực trong thời gian qua, tạo sự lan tỏa trong hội viên, ND tỉnh nhà về tinh thần vươn lên làm giàu.
Ngay trên những vùng đất phèn đỏ quạch, đất đồi núi khô cằn ở huyện Tri Tôn, nhiều nông dân (ND) đã mạnh dạn cải tạo, phát triển thành những vườn cây ăn trái xanh um, trĩu quả. Đây là hướng đi mới mang lại giá trị kinh tế cao.