Kết quả tìm kiếm cho "VnSAT"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 103
Trước hết hiểu về cụm từ “chất lượng cao” là nói về chất lượng hạt gạo ngon, thơm, sạch phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Chất lượng cũng nói đến tính an toàn về thực phẩm, bao gồm “dư lượng thuốc trừ sâu, bệnh và chất bảo quản”, phải đáp ứng với qui định của nhà nhập khẩu và đòi hỏi của khách hàng. Chất lượng, nói rộng ra cũng chỉ môi trường trồng lúa không bị ô nhiễm để cho cuộc sống của cư dân được trong lành.
Sáng 5/2, tại tỉnh Kiên Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cùng chủ trì Hội nghị triển khai Đề án “phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Thị trường lúa gạo toàn cầu biến động mạnh, nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến nhưng nguồn cung vẫn chỉ hạn chế trong kế hoạch sản xuất của mỗi quốc gia; trong đó có Việt Nam.
Nhân sự kiện Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã phát động triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Đề án tạo sức hút lớn khi các tổ chức quốc tế có uy tín cam kết đồng hành.
Ngày 12/12, tại ấp 12, xã Vị Trung (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đến dự Lễ phát động thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Là “vựa lúa” lớn, đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và đóng góp 90% vào xuất gạo, nhưng đời sống người trồng lúa ở ĐBSCL nhìn chung còn nhiều khó khăn. Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL mở ra kỳ vọng mới về nâng cao giá trị lúa gạo, tăng thu nhập tương xứng cho nông dân trồng lúa.
Ngày 9/11, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Lê Thanh Tùng dẫn đầu đoàn công tác Cục Trồng trọt đến khảo sát và làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang về tình hình sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2023 – 2024.
Nhu cầu lương thực thế giới lớn, trong khi nguồn cung sụt giảm, tạo lợi thế lớn cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam, nhất là vùng ĐBSCL khi có thể tổ chức canh tác liên tục quanh năm. Đây là cơ hội để vùng đất “Chín Rồng” cùng nhau xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, với sự tham gia của đầy đủ các thành phần trong hệ sinh thái lúa gạo.
Hiện nay, cây lúa đang đối diện với nhiều vấn đề lớn liên quan đến sản xuất và biến đổi khí hậu. Khi cây lúa không còn cho lợi nhuận mà nông dân mong muốn, nhiều diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp, thì cây lúa càng bị đe doạ, bởi đây là loại cây trồng phụ thuộc vào nguồn nước, cũng như tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, bài toán nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa luôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng như cộng đồng doanh nghiệp chế biến và kinh doanh lúa gạo quan tâm.
Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn không phải là điều gì đó xa vời; dù là nông dân, bạn trẻ khởi nghiệp, doanh nghiệp (DN) nhỏ hay tập đoàn lớn đều có thể tận dụng thành công. Trong bối cảnh mà cả thế giới đang hướng đến tăng trưởng xanh, nỗ lực giảm phát thải, “zero carbon”, nền nông nghiệp An Giang, cũng như vùng ĐBSCL đứng trước cơ hội đột phá mới.
Trong bối cảnh Việt Nam và nhiều quốc gia cam kết lộ trình giảm phát thải ròng về mức “0” (Net Zero), thị trường tín chỉ carbon đang hình thành và phát triển. Với định hướng tăng trưởng “thuận thiên” của vùng ĐBSCL, nông dân và doanh nghiệp (DN) có cơ hội hưởng lợi lớn từ bán tín chỉ carbon khi tập trung vào nền nông nghiệp xanh, bền vững.
Chuyển đổi là xu thế tất yếu để nông nghiệp phát triển trong thời đại công nghệ 4.0. Đây là cơ hội để tỉnh An Giang bứt phá, vươn lên, nếu không muốn “lỡ nhịp”.