Kết quả tìm kiếm cho "Xóm Khmer"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 91
Từ loại hình diễn xướng dân gian của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nghệ thuật sân khấu Dì Kê trở thành món ăn tinh thần độc đáo của cộng đồng DTTS Khmer An Giang, gắn kết với các dân tộc khác. Khi được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghệ thuật đặc sắc này càng có điều kiện phát huy giá trị.
Những năm qua, các môn thể thao truyền thống, dân tộc được tỉnh và các địa phương quan tâm duy trì, bảo tồn và phát triển. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng vững chắc khối đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.
Sau khi nhậu với bạn xong, Ngô Nhật Trung (sinh năm 2000, ngụ khóm Tân Đông, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) đi bộ ngang nhà cậu ruột Chau Riêng (sinh năm 1971), bụng đói nên ghé vào xin cơm. Tuy nhiên, vì bị từ chối nên Trung tức giận về nhà lấy cây dao quay lại đâm nhiều nhát vào người Chau Riêng, dẫn đến tử vong.
Chợ có không gian nhỏ, chỉ hơn chục tiểu thương, nhưng rất xôm tụ náo nhiệt. Điều thú vị là ở những phiên chợ này, người bán và người mua giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Khmer. “Khách lạ” ghé qua chỉ có thể sử dụng vài từ tiếng Kinh quen thuộc hoặc cần đến “thông dịch viên”.
Vậy là đã gần 10 năm trôi qua, người dân đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang) không còn được đón mừng Liên hoan văn hóa mùa nước nổi búng Bình Thiên mỗi khi mùa lũ tràn đồng. Những con đường uốn lượn vào làng Chăm vẫn còn đó, mặt nước trong xanh đẹp mơ màng vẫn còn đây, nhưng tiếng nhạc dập dìu, níu chân du khách đến với những điệu múa đẹp mơ màng của Liên hoan văn hóa mùa nước nổi búng Bình Thiên đã vắng lặng tự bao giờ…
Nhiều năm qua, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giảm thiểu các vụ tranh chấp, khiếu nại vượt cấp trong Nhân dân. Qua đó, những mâu thuẫn lớn nhỏ kịp thời được giải quyết, tình hình an ninh trật tự tại địa phương bảo đảm ổn định, giúp Nhân dân an tâm lao động, sản xuất.
Thời gian qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện, nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của người dân và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, đóng tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
Tết Trung thu - Tết của thiếu nhi, ngoài sự quan tâm, chăm lo của các cấp, ngành, đoàn thể, nhiều tổ chức, cá nhân hảo tâm đã đóng góp để các em thiếu nhi ngập tràn tiếng cười. Đặc biệt, với trẻ em hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, món quà trung thu là niềm vui rất ý nghĩa và là nguồn động viên để các em thêm nỗ lực chăm ngoan, học tốt.
Thời gian qua, các cấp, ngành và chính quyền địa phương quan tâm tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu nhi vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tập luyện thể dục - thể thao (TDTT). Đồng thời, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức nhiều giải thể thao. Qua đó, từng bước phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian, nâng cao tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia tập luyện.
Là “cánh tay nối dài” của chính quyền cấp xã và ban, ngành, đoàn thể, hòa giải viên các tổ hòa giải cơ sở tham gia “gỡ rối”, hóa giải mâu thuẫn lớn nhỏ ở xóm làng, khu dân cư; góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, hạn chế đáng kể khiếu nại, tố cáo.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Yieng Sina (sinh năm 1986, ngụ ấp Sre Keh, xã Xom, huyện Kirivong, tỉnh Takeo, Vương quốc Campuchia) vẫn có công việc, thu nhập cho cuộc sống gia đình. Nhưng vì thiếu hiểu biết và muốn có thêm tiền tiêu xài, Sina nghe theo lời người lạ để thực hiện việc làm trái pháp luật, vận chuyển cần sa qua biên giới.
Khu chợ ấy, giờ không còn nữa. Hay nói đúng hơn, khu chợ không còn như nó đã từng tồn tại cả chục năm trước. Điều đó để lại hụt hẫng cho người mua, kẻ bán, lẫn khách phương xa đến tham quan. Bù lại, khu chợ “chuyển đổi” sang hình thức mới - hiện đại hơn, vệ sinh hơn, nhỏ gọn hơn...