Kết quả tìm kiếm cho "bệnh vàng lùn"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 69
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) An Giang Nguyễn Văn Hiền cho biết, vụ đông xuân 2023 - 2024 đang canh tác trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cơ cấu giống đa phần là giống nhiễm dịch hại (Đài Thơm 8 chiếm 43,8%, OM18 chiếm 17,1%...); nhiều nông dân chưa tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV (lượng nước phun chưa đủ, ruộng bị khô, bơm nước vào ruộng chưa kịp thời...). Qua kết quả thăm đồng sau Tết ở các huyện, thị xã, thành phố, trên đồng ruộng đang xuất hiện một số dịch hại, như: Rầy nâu nhiễm cục bộ gây hại (cháy rầy); rầy phấn trắng nhiễm trên diện rộng duy trì mật số cao, gây hiện tượng vàng lá đều trên đồng; muỗi hành gây hại mức độ nhẹ, trung bình; có xuất hiện gây hại của các bệnh điển hình do vi khuẩn...
Với đặc điểm sản xuất trong mùa khô hạn, thời tiết thay đổi, nhiệt độ ngày, đêm chênh lệch lớn, vụ lúa đông xuân dễ bị một số dịch hại, sâu bệnh tấn công. Chính quyền địa phương, cán bộ chuyên môn, nông dân được khuyến cáo thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm dịch hại để chủ động phòng chống, bảo vệ vụ sản xuất quan trọng nhất năm.
Cú va chạm khi chơi bóng đá khiến một học sinh 16 tuổi phải nhập viện cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán em bị chấn thương sọ não gây lún vỡ xương sọ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, vụ đông xuân 2023 - 2024, toàn tỉnh dự kiến xuống giống 248.945ha (lúa 228.527ha, màu 16.775ha, vụ mùa 3.643ha). Khung lịch thời vụ xuống giống vụ đông xuân được khuyến cáo trong toàn tỉnh bắt đầu từ ngày 1/11 đến 31/12/2023 (18/9 đến 19/11 âm lịch).
Huyện An Phú có 14 tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để bảo vệ sản xuất 3 vụ/năm, tổng diện tích 6.136ha. Năm 2023, huyện dừng sản xuất (xả lũ có kiểm soát) vùng Bắc mương Tám Sớm, diện tích 1.057ha. Kế hoạch xuống giống vụ thu đông toàn huyện là 5.079ha (lúa 4.490ha, rau màu 589ha).
Là nội dung buổi tọa đàm, đối thoại, do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức vào ngày 12/5.
Trong bối cảnh một số lĩnh vực còn khó khăn thì thắng lợi trong sản xuất nông nghiệp đã kéo tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt mức khá. Ngành nông nghiệp đang khẩn trương triển khai nhiệm vụ, nhất là ứng phó mùa khô hạn nhằm đạt các chỉ tiêu năm 2023, tiếp tục đưa nông nghiệp là “bệ đỡ” quan trọng thúc đẩy kinh tế An Giang phát triển.
Thắng lợi từ vụ đông xuân 2022 - 2023 đã làm nông dân trong tỉnh An Giang bước vào vụ hè thu với tâm trạng phấn khởi. Cùng với thời tiết thuận lợi, giá vật tư nông nghiệp giảm… nông dân hy vọng sẽ có một vụ mùa bội thu.
Những năm gần đây, nông dân xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ, nâng cao chất lượng xã nông thôn mới ở địa phương.
Các tác động biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống, tác động khôn lường cho cộng đồng. Năm 2022, thiên tai xảy ra bất thường, tính đến hết ngày 19/12/2022, cả nước xảy ra 21/22 loại hình thiên tai đã có 7 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, 300 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, sạt lở đất; 256 trận dông, lốc, sét mưa…
Dù vụ thu đông 2022 vẫn chưa thu hoạch rộ, nhưng việc chuẩn bị cho vụ đông xuân 2022-2023 là rất cần thiết. Theo dõi diễn biến lũ rút, thời tiết, sâu bệnh và chuẩn bị nguồn lúa giống chất lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường, tăng cường liên kết doanh nghiệp (DN)... là những vấn đề cần lưu ý cho mùa vụ tiếp theo.
Vụ thu đông 2022 có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thành nhiệm vụ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt cũng như toàn ngành nông nghiệp. Cùng với tuân thủ lịch thời vụ xuống giống, các kỹ thuật, biện pháp canh tác như khuyến cáo, đầu ra cho nông sản là vấn đề cần quan tâm.