Kết quả tìm kiếm cho "khu vực ĐBSCL năm 2019"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 379
An Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho địa hình độc đáo, vừa có núi, vừa có sông cùng những cánh rừng bát ngát. Trong đó, dãy Thất Sơn hùng vĩ với nhiều giai thoại nổi tiếng luôn thu hút đông du khách, đang được xây dựng thêm những công trình tạo điểm nhấn ấn tượng.
Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, những năm qua, An Giang có nhiều giải pháp để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).
Từ niềm tin và sự ủng hộ của doanh nghiệp (DN), số lượng DN tham gia Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh ngày càng nhiều; số tiền đóng hội phí tăng cao. Hiệp hội đang trở thành mái nhà chung để cộng đồng DN sẻ chia, hợp tác, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng; là cầu nối giữa DN với lãnh đạo tỉnh và sở, ban, ngành, chính quyền địa phương.
Chiều 24/4, Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2024 - 2029). Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đỗ Tấn Kiết; Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, các đại biểu khách mời, cùng 264 đại biểu chính thức tham dự đại hội.
Hơn 20 năm trước, Chính phủ quan tâm triển khai Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL, nhằm quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại dân cư khu vực thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn về đời sống, vùng biên giới, hải đảo, ổn định di dân tự do… Tuy nhiên, sau thời gian dài, cụm, tuyến dân cư bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, rất cần được tháo gỡ sớm.
Thời gian qua, Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp ban tuyên giáo, ban tổ chức cấp huyện phát huy tốt vai trò tham mưu, giúp Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh, thường trực huyện, thị, thành ủy lãnh, chỉ đạo, thực hiện tốt các mặt công tác tuyên huấn, tuyên giáo, tổ chức, xây dựng Đảng, cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ.
An Giang có đường biên giới dài gần 100km, giáp Vương quốc Campuchia; là cửa ngõ giao thương quan trọng của quốc gia, các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL tới Campuchia và các nước khu vực ASEAN. Đây là lợi thế của tỉnh trong phát triển thương mại biên giới. Cùng với đó, hệ thống logistics chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật.
Với sự tham gia tích cực của các cấp, ngành và cộng đồng xã hội, việc triển khai các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đạt nhiều kết quả. Qua đó, nâng cao đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trong vùng đồng bào DTTS.
Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam, trong đó có đột quỵ não (tai biến mạch máu não). Nếu trước đây, bệnh thường gặp ở độ tuổi sau 50, thì những năm về sau, độ tuổi ngày càng trẻ hóa.
Khi tập trung thực hiện tốt 3 khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), những điểm nghẽn cản trở An Giang phát triển cũng lần lượt được tháo gỡ, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đến năm 2025, tạo đà cho những mục tiêu dài hơi hơn, xứng đáng với những đóng góp của bao thế hệ cho vùng đất có truyền thống lâu đời.
Nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang cùng với Đồng Tháp là 2 tỉnh được hưởng lợi lớn nhất khi được sông Tiền, sông Hậu cung cấp nước ngọt quanh năm. Trong định hướng của Bộ Chính trị và Chính phủ, đều đặt yêu cầu xây dựng An Giang, Đồng Tháp thành trung tâm đầu mối lúa gạo, thủy sản, trái cây vùng sinh thái nước ngọt. Gợi mở của Trung ương là cơ hội lớn để An Giang bứt phá, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của khu vực phòng thủ (KVPT) trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Ban Chỉ đạo KVPT tỉnh An Giang đã dành nguồn kinh phí xây dựng các tiềm lực, được Bộ Quốc phòng, Quân khu 9 đánh giá cao.