Kết quả tìm kiếm cho "mở cửa lại hoạt động du lịch"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 7360
Theo số liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, số thí sinh đăng ký dự thi từng môn tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) chọn các bài thi khoa học xã hội (KHXH) áp đảo khoa học tự nhiên (KHTN). Do đó, nhiều trường đại học có kế hoạch điều chỉnh tổ hợp xét tuyển nhằm linh hoạt thích ứng. Tuy nhiên, việc chuyển dịch này cần những chính sách dài hạn, đáp ứng nhu cầu xã hội một cách bền vững.
Ngày 10/5, tại trụ sở Duma Quốc gia ở thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến với Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga Vyacheslav Volodin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nhìn lại lịch sử, một thời kỳ dài chữ Hán Nôm giữ vị trí quốc ngữ của dân tộc. Các tư liệu Hán Nôm hiển nhiên là vốn quý trong hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Việc sử dụng công nghệ để bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tư liệu phong phú này trong thực tiễn hôm nay là đòi hỏi bức thiết, cần sự quan tâm của Nhà nước, các chuyên gia văn hóa và cả cộng đồng.
Trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm chính là kim chỉ nam thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự quyết tâm chỉ đạo của người đứng đầu Đảng trong triển khai các giải pháp cụ thể nhằm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới thể chế và pháp luật của đất nước.
Tối 9/5 (giờ Hà Nội), nhân dịp tham dự Chiêu đãi trọng thể các nhà lãnh đạo cấp cao các nước của Tổng thống Nga V.Putin, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba, đồng chí Miguel Díaz-Canel; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev.
Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử.
Nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam được đánh dấu bằng sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (năm 1925) khi sản sinh ra những họa sĩ lớn, đưa mỹ thuật Việt Nam ra ánh sáng với những tác phẩm hội họa xuất sắc ở giai đoạn trước năm 1945 và giai đoạn mỹ thuật kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau năm 1975, ảnh hưởng từ thế hệ họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vẫn còn sâu đậm, song đáng mừng là sự xuất hiện của lớp thế hệ họa sĩ kế cận tiếp tục đưa mỹ thuật Việt Nam có những bước tiến dài.
Nằm sâu giữa cánh đồng vùng trong thuộc xã Bình Phú (huyện Châu Phú), dinh Đá Nổi được biết đến là địa chỉ tín ngưỡng dân gian nổi tiếng. Thuở xưa, ở đây từng ghi dấu cha ông đến khai hoang mở cõi, lập làng, được con cháu đời sau ghi nhớ công ơn.
Chiềng Đi là một vùng đất cổ thuộc xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, được ví như bức tranh giao hòa giữa thiên nhiên, nghệ thuật và văn hóa địa phương.
Là sự kiện văn hóa dân gian tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân địa phương hơn 170 năm qua, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên) luôn thu hút đông đảo du khách trong, ngoài tỉnh tham dự.
Tháng 5/2025, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) An Giang tổ chức Tháng BHXH toàn dân với chủ đề “Ký ức chiến thắng - Hành trình an sinh” kết hợp chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phóng viên Báo An Giang trao đổi với Phó Giám đốc Quản lý, điều hành BHXH An Giang Lê Chí Thành về chiến dịch này.
Bức tranh kinh tế - xã hội (KTXH) tỉnh An Giang trong tháng 4/2025 tiếp tục ghi nhận những gam màu tươi sáng, với nhiều chỉ số tăng trưởng ấn tượng so cùng kỳ năm 2024. Những kết quả tích cực này khẳng định quyết tâm, sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, Nhân dân; tạo tiền đề vững chắc để tỉnh hoàn thành mục tiêu phát triển KTXH đề ra năm 2025.