Kết quả tìm kiếm cho "miền quê Nam Bộ"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2658
Lễ hội Văn hóa truyền thống huyện Châu Phú kỷ niệm ngày Quản cơ Trần Văn Thành và nghĩa binh Gia Nghị kháng Pháp hy sinh là hoạt động thường niên được huyện Châu Phú tổ chức từ năm 2003 đến nay. Qua đó, nhằm giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau ghi nhớ công lao của tiền nhân, phát huy truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc.
Ai đã một lần đến với An Giang, chắc chắn sẽ cảm nhận được sự hiền hòa, hiếu khách, nghĩa tình, nhân ái của người dân nơi đây. Phát huy truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương, những năm qua, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân tỉnh An Giang luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Bao đời nay, các hoạt động ven sông thuộc địa phận tỉnh An Giang diễn ra tấp nập, mang nét văn hóa độc đáo của vùng châu thổ Cửu Long. Thế nhưng, hiện nay, việc khai thác loại hình du lịch (DL) này chỉ dừng lại đi ghe, thuyền ngắm cảnh trên sông, các hoạt động trải nghiệm chưa đặc sắc đối với du khách.
Tháng cuối năm, gió bấc thổi liu riu qua những cánh đồng vừa xong mùa gieo hạt, mang theo cái lạnh đánh thức ký ức về “mùa” tát đìa. Còn nhớ cách đây hơn 20 năm, gió bấc về cũng là lúc tôi hí hửng theo chân người lớn đi bắt “lộc trời” đang ẩn mình dưới đìa nước mênh mông, sau những tháng chúng thong dong cùng mùa nước nổi.
Ngày 23/12, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tri Tôn Phan Văn Sương dẫn đầu đoàn công tác của Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tri Tôn và thị trấn Tri Tôn đến thăm, chúc mừng các vị giám mục, linh mục, chức sắc tại giáo xứ Mân Côi Tri Tôn nhân dịp Lễ Giáng sinh 2024.
“Không ai phân công tôi vẽ Mẹ Việt Nam anh hùng. Trái tim tôi phân công. Tôi đi vẽ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là tôi đang trả món nợ ân tình”, họa sĩ Đặng Ái Việt xúc động bày tỏ…
Tròn 80 năm, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập. Sự ra đời của Quân đội Nhân dân Việt Nam là sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và Nhân dân ta có một Quân đội kiểu mới, do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục, rèn luyện và lãnh đạo; quân đội mang bản chất giai cấp công nhân, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, anh hùng, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024) là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại rất đặc biệt đối với đất nước hình chữ S của chúng ta.
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 18/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội.
Có những nghề thủ công truyền thống tồn tại đến nay chỉ còn vài người níu giữ, nhưng vào khoảnh khắc nhất định, người ta lại chú ý đến sự hiện hữu của nét văn hóa hiếm hoi ấy. Những người thợ điêu luyện trong nghề được cộng đồng trân trọng gọi là nghệ nhân, vượt lên cả nhu cầu mưu sinh vì cuộc sống vẫn miệt mài vì mong muốn giữ lại nét truyền thống vốn có của quê hương mình.
Với niềm đam mê cháy bỏng với nghề chạm khắc gỗ, anh Lê Hùng Sức (34 tuổi, ngụ ấp Long Bình, xã Long Điền A) đã quyết định kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương Chợ Mới…
Bò nhúng giấm, bò lúc lắc, bò né,... là những món ngon từ thịt bò của Việt Nam được Taste Atlas, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới, đánh giá cao.