Kết quả tìm kiếm cho "phun thuốc BVTV"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 65
Với đặc điểm sản xuất trong mùa khô hạn, thời tiết thay đổi, nhiệt độ ngày, đêm chênh lệch lớn, vụ lúa đông xuân dễ bị một số dịch hại, sâu bệnh tấn công. Chính quyền địa phương, cán bộ chuyên môn, nông dân được khuyến cáo thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm dịch hại để chủ động phòng chống, bảo vệ vụ sản xuất quan trọng nhất năm.
Với diện tích xoài rộng lớn (12.633ha), chỉ cần giảm được 10% tỷ lệ thất thoát, nhà vườn ở An Giang có thể tăng thêm thu nhập hơn 60 tỷ đồng/năm. Không những thế, kỹ thuật trồng xoài mới còn tiết kiệm được lượng nước, lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với vùng đất, nâng chất lượng và giá trị trái xoài.
“Canh tác lúa thông minh tại vùng ĐBSCL” là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, với sự tham gia thực hiện của ngành nông nghiệp 13 tỉnh, thành phố trong vùng. Tại An Giang, chương trình được triển khai với nhiều hoạt động hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn nông dân chuyển đổi canh tác theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), cứ 100.000 lao động nông thôn thì có 799 người bị tai nạn về điện, 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc, 1.700 người bị ảnh hưởng sức khỏe do thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)… Lao động trong nông nghiệp có nguy cơ mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khá cao, cần được quan tâm và có những giải pháp phòng ngừa.
Phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) kém chất lượng là nỗi lo thường trực của bà con nông dân. Thực trạng này không những ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, đất đai, mà còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Thời gian qua, nông dân huyện Châu Phú mạnh dạn ứng dụng thiết bị bay không người lái (drone) vào sản xuất, giúp tiết kiệm (chi phí đầu vào, nước, thời gian), nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường và sức khỏe chính mình.
Ngày 22/8/2022, Hội thảo “Giải pháp bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn và hiệu quả trong sản xuất lúa gạo” được tổ chức tại Trung tâm Phát triển và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp - Syngenta Việt Nam, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) đã trình bày kết quả thực hiện mô hình liên kết sản xuất với Syngenta vụ hè thu năm 2022.
Ngày 22/8, tại Hội thảo “ Giải pháp bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả trong sản xuất lúa gạo” tổ chức tại Trung tâm Phát triển và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp – Syngenta Việt Nam, Angimex đã trình bày kết quả thực hiện Mô hình liên kết sản xuất giữa Angimex – Syngenta vụ hè thu năm 2022.
Nhanh chóng, tiện lợi, giảm công sức canh tác, lại an toàn cho nông dân… đó là những ưu thế khi sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) trong canh tác nông nghiệp mà nhiều nông dân triển khai thời gian qua. Không chỉ sử dụng cho mảnh ruộng gia đình, nông dân còn làm dịch vụ để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản.
Mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” với sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời được nông dân Nguyễn Phi Sơn Hổ (xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) triển khai trên diện tích 24ha. Mô hình sử dụng hoàn toàn bằng thiết bị bay không người lái (Drone) trong quá trình canh tác, giúp tiết kiệm lượng giống sử dụng, giảm lượng phân bón và thuốc hóa học, từ đó giảm chi phí sản xuất so với phương pháp truyền thống.
Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, nông dân từng bước thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, không ngừng học hỏi những kỹ thuật mới, tìm hiểu các thiết bị công nghệ để ứng dụng vào mô hình sản xuất. Từ đó, không chỉ giúp tăng năng suất, thêm lợi nhuận, mà còn bảo vệ sức khỏe người nông dân.