Trong 12 con giáp, trâu là một trong những con vật gần gũi với đời sống của người Việt hơn cả. Nếu như con chuột được xếp đầu bảng can chi chủ yếu do đặc tính hoạt động trong khoảng thời gian mở đầu ngày mới (giờ Tý, từ 23h-1h) thì con trâu nằm ngay ở vị trí thứ hai. Thứ hạng này là cách nhìn nhận, đánh giá công lao và tầm quan trọng của loài trâu trong đời sống của người phương Đông.
1.Trong 12 con giáp của bảng can chi, có 5 con vật sống chung dưới một mái nhà cổ truyền của người Việt là: trâu, gà, chó, lợn, mèo. Trong đó, con trâu vượt trội hẳn về thể lực và duy nhất tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất.
Trâu gắn bó với người Việt rất sớm, thế nên các nhà khảo cổ không hề ngạc nhiên khi tìm thấy tượng trâu bằng đất nung trong di chỉ Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) cách đây hơn 3.000 năm. Tầm quan trọng của trâu được khẳng định qua nhiều câu tục ngữ: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “Tậu trâu lấy vợ làm nhà”... Quả thực, đối với cư dân nông nghiệp và nền văn hóa lúa nước, con trâu là phương tiện sản xuất quan trọng bậc nhất, đồng thời là tài sản lớn. Nhà có nhiều trâu đồng nghĩa với giàu sang, có của ăn của để, “ruộng sâu, trâu nái” chính là sung túc ấm no.
Khi đi vào văn học, con trâu là vẻ đẹp bình yên mang tính đặc trưng của làng quê. Nhìn thấy con trâu là thấy thái bình, no ấm. Thế kỷ 13, trâu đã đi vào thơ của vua Trần Nhân Tông: Sau này, khi có máy cày thay thế, câu “tậu trâu lấy vợ làm nhà” vẫn được sử dụng rộng rãi, trong đó “tậu trâu” được hiểu theo nghĩa hình tượng, gắn với công ăn việc làm ổn định mà bất kỳ người đàn ông trưởng thành nào cũng phải gây dựng. Hình ảnh “Trên đồng cạn dưới đồng sâu/Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” tạo cảm giác an lòng về một cuộc sống bình dị, có vợ, có chồng, lại có cả con trâu cùng lao động thì không lo gì nữa. Cuộc sống chỉ cần có thế đã đủ hạnh phúc, an vui.
“Mục đồng địch lý quy ngưu tận
Bạch lộ song song phi hạ điền”
Dịch:
“Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”
Tranh Chăn trâu thổi sáo của làng tranh Đông Hồ.
2. Chúng ta sẽ cảm nhận rất rõ cuộc sống an vui, hạnh phúc gắn với con trâu nếu xem tranh Đông Hồ, dòng tranh dân gian đầy sức sống. Loài vật này xuất hiện trong rất nhiều bức như Chọi trâu, Chăn trâu thả diều, Chăn trâu thổi sáo, Nhà nông cày cấy, Lão nông nghỉ ngơi, Hiếu học… Một trong những bức được yêu thích nhất là Chăn trâu thổi sáo, vẽ một cậu bé bụ bẫm, để tóc trái đào, ngồi trên lưng trâu, che đầu bằng chiếc lá sen lớn, tay cầm sáo đưa lên môi say sưa thổi. Còn chú trâu khỏe mạnh cũng nghểnh mặt lên trời, không biết là say sưa nghe tiếng sáo hay đang hưởng thụ niềm sung sướng riêng của mình, dưới chân là cây cỏ xanh tươi.
Sự an lạc toát ra trong bức Lão nông nghỉ ngơi, với hình ảnh bác nông dân sau buổi làm vất vả ngồi nghỉ dưới gốc cây hoa nở rộ, bên cái bừa, tay cầm chiếc lá làm quạt, trước mặt là chú trâu đang quay đầu nhìn chủ đầy vẻ yêu thương.
Tranh Chăn trâu thả diều của làng tranh Đông Hồ.
Hình ảnh con trâu cũng đi vào hội họa Việt Nam hiện đại với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Chọi trâu của họa sĩ Nguyễn Sáng, Con nghé của Nguyễn Tư Nghiêm. Tranh Bùi Xuân Phái cũng có bóng dáng con trâu, và trong âm nhạc cũng vậy, con trâu gắn với cuộc sống an bình.
3. Ở Việt Nam, do có vị trí tối quan trọng trong nền văn hóa nông nghiệp nên trâu cũng từng được đề xuất trở thành linh vật. Nó được chọn làm biểu tượng của Sea Games 22 tổ chức ở Việt Nam. Hình ảnh trâu vàng mang ước vọng về mùa màng ấm no, hạnh phúc, cũng thể hiện sức mạnh và tinh thần thượng võ của người Việt.
Trâu vàng gắn với tâm thức của người Việt từ nhiều thế kỷ trước qua câu chuyện Sự tích trâu vàng Hồ Tây, danh thắng nổi tiếng nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, từng có tên là hồ Kim Ngưu (hồ Trâu vàng). Chuyện kể rằng thiền sư Không Lộ sang Trung Quốc tìm đồng đen mang về đúc chuông. Vì có công chữa bệnh cho Thái tử nên ông được vua Tống chuẩn y cho vào kho đồng đen lấy bao nhiêu tùy thích. Nhà sư chỉ xin chút đồng đen đựng đầy cái đãy vải mang theo, không ngờ cả kho đồng lọt thỏm vào đẫy mà vẫn còn vơi.
Trong tâm thức của nhiều người Việt, trâu vàng vì thế mãi mãi là con vật linh thiêng, có thể kết nối với thần linh, mang theo lời thỉnh cầu về cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Không có gì lạ khi hình tượng trâu rất được yêu thích trong phong thủy. Người ta bày tượng trâu trong nhà để cầu cát tường, cầu vận may về tài lộc, của cải. Với đức tính hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, trâu được tin tưởng sẽ đem lại sự thịnh vượng bền vững lâu dài cho gia chủ. Nhiều người còn dùng tượng trâu để khắc chế sao xấu, chuyển hung thành cát để luôn luôn được bình an vui vẻ, điều mà mỗi người chúng ta đều mong ước khi bước sang năm mới.Về nước, Không Lộ thiền sư đem đồng đen đúc thành chuông lớn. Khi chuông được gióng lên, âm thanh vọng sang tận Trung Quốc, lọt vào tai con trâu vàng trong cung điện vua Tống. Vì đồng đen là mẹ của vàng nên trâu ta lập tức lồng lên lao về tiếng mẹ gọi, sang tận nước Nam. Nó chạy khắp nơi tìm mẹ, quần đảo cả một vùng khiến đất sụt xuống thành hồ Tây. Không Lộ thả chuông xuống hồ, trâu vàng cũng nhảy xuống biến mất theo. Tương truyền, vào những sáng tinh mơ thanh vắng, thỉnh thoảng người ta vẫn nhìn thấy bóng trâu vàng từ dưới hồ Tây bước lên.
Theo TS ĐỖ ANH VŨ (VTC News)