Chính vì vậy, giảm mạnh phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp gắn với việc công nhận chứng chỉ cac-bon sắp tới cũng sẽ trở thành định hướng mà nền nông nghiệp Việt Nam mong muốn đạt được, nhằm tạo sản phẩm đầu ra chất lượng tốt hơn, cũng như xây dựng thương hiệu nông sản thân thiện với môi trường và chuẩn bị sẵn sàng tham gia vào thị trường tín chỉ cac-bon khi thị trường này được hoạt động vào năm 2028.
Tháng 6/2024, buổi ký kết về tăng trưởng các-bon thấp giữa Việt Nam và Nhật Bản có sự tham gia của Công ty FAEGER, ANGIMEX và NAUY CORP, nhằm thực hiện mục tiêu chung là cùng nhau tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi xanh, giảm phát phải cac-bon trong canh tác lúa nước, đảm bảo tính bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đại diện 3 công ty trong buổi ký kết
Ông Takahiro Ishizaki - đại diện Công ty FAEGER
Trong buổi ký kết còn có Hội thảo triển khai Cơ chế tín chỉ chung (JCM) được ông Takahiro Ishizaki đại diện đến từ Công ty FARGER (Nhật Bản) chia sẻ về dự án nghiên cứu Tiếp cận JCM ở đồng lúa bằng AWD, trình tự dự án JCM. Từ đó, Angimex hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động Cơ chế tín chỉ chung (JCM), phân loại tín chỉ cac-bon, để thúc đẩy chuyển đổi xanh cho các tổ chức, hợp tác xã, nông dân trồng lúa ở ĐBSCL. Giai đoạn 2024-2025 sẽ thí điểm triển khai dự án cấp tín chỉ cac-bon tại An Giang, với qui mô 10.000 ha và mục tiêu mở rộng diện tích dự án lên 100.000 ha vào năm 2030.
Đại diện từ Angimex cho hay: “Từ năm 2021, Việt Nam bắt buộc phải thực hiện giảm phát thải theo cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Và phát triển thị trường tín chỉ các-bon trong nước là một trong những công cụ kinh tế đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), được Quốc hội thông qua. Như vậy, doanh nghiệp lớn, đơn vị phát thải lớn bắt buộc phải đầu tư các giải pháp giảm phát thải, nên cần sự hợp tác giữa các nước doanh nghiệp, các tổ chức có kinh nghiệm để cùng thực hiện vấn đề này.”
P.V