Nằm trong chuỗi các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Lý Sơn lần thứ nhất năm 2018, chiều 29-6, tại bãi biển Hang Câu (xã An Hải, huyện Lý Sơn), UBND huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, tổ chức lễ xác lập kỷ lục Việt Nam số người hát Quốc ca, tạo hình lá cờ Tổ quốc nhiều nhất trên biển và Liên hoan phượt - Phượt Fest Lý Sơn 2018.
Với khoảng 3000 người tham gia, đến thời điểm hiện tại, đây là hoạt động xếp hình lá cờ Tổ quốc trên biển có số lượng người tham gia đông nhất ở Việt Nam.
Ngày 22-6, lực lượng Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Quảng Bình (Hải đội 2) đã đưa 4 ngư dân gặp nạn vào bờ an toàn.
Sáng 20-6, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải) cho biết đã kịp thời cứu nạn tàu cá NA93061 TS cùng 7 ngư dân bị nạn đưa vào Cảng Cửa Lò, Nghệ An an toàn.
Nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức ký kết thỏa thuận tài trợ với các doanh nghiệp và chương trình 'Vì trẻ em biển đảo' với chủ đề 'Ấm lòng chiến sĩ Trường Sa' nhằm hỗ trợ cho con em ngư dân, chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa.
Háo hức, chờ đợi là cảm xúc của những người lần đầu tiên đến Trường Sa. Họ đều mong muốn các chiến sĩ hãy chắc tay súng bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trong cuộc họp báo ngày 31-5 đã đưa ra phản ứng của Việt Nam trước việc tàu chiến Mỹ tuần tra bên trong vùng biển 12 hải lý gần Hoàng Sa.
Ngày 25-5, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 cho biết, ngoài Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa, sắp tới sẽ có thêm một trung tâm y tế được xây dựng trên đảo Phan Vinh, thuộc quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).
Để có màu xanh mướt mắt trên các điểm đảo ở Trường Sa như hôm nay, không biết bao nhiêu mồ hôi của các thế hệ lính đảo đã đổ xuống, cộng với đó là sự chung tay, góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân từ đất liền.
Dù cách xa đất liền, thiếu thốn nhiều thứ, nhưng cuộc sống của chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa vẫn tràn đầy màu sắc. Các anh vừa phải canh gác bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, vừa tăng gia sản xuất, đảm bảo lương thực thực phẩm.
Biển đảo không chỉ đẹp với màu xanh mướt mát của rau xanh, cây cối, mà vẻ đẹp ấy còn được nhân lên dưới bàn tay chăm chỉ, cần cù của các cán bộ, chiến sĩ. Họ vừa là những người chắc tay súng, cũng là những nông dân thực thụ nhân lên những mầm xanh, quả ngọt.
Nghiệp đoàn Nghề cá Khánh Hòa thực sự là nơi gắn kết ngư dân vững tin, vươn khơi bám ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa
“Ra với đảo, mình chỉ mong muốn mang chút thành quả ra góp phần xây dựng biển đảo chứ không chỉ để chụp hình check in” – Phan Thanh Sang, chủ trang trại hoa lan YSA Orchid Farm - Đà Lạt nói về lý do anh trở lại Trường Sa lần thứ 2.
Khi tôi thực hiện bài viết này, đoàn công tác đã trở về An Giang, tiếp tục nhịp sinh hoạt, làm việc thường ngày. Thế nhưng, cảm xúc của chúng tôi vẫn còn đó, những vết cháy nắng trên cơ thể vẫn còn in dấu, chưa phai màu, đồng thời nhắc nhở từng người một điều rất quan trọng: Đã “đi”, đã “thấy”, đã “cảm nhận”, nhưng chúng tôi cần phải “làm” để góp sức bảo vệ và xây dựng biển, đảo tươi đẹp. Đất liền lúc nào cũng hướng về biển cả.
Gần 70 kiều bào trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khi đến thăm chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1.
“Tất cả vì Trường Sa thân yêu, chúng ta mang đến cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS) và Nhân dân trên đảo hơi ấm từ đất mẹ, động viên và tạo nguồn lực mới cho CBCS an tâm công tác, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhân dân tin tưởng giao phó” - Chuẩn Đô đốc Phạm Xuân Điệp, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhấn mạnh.
Trong chuỗi ngày đi Trường Sa, chúng tôi được tham dự 2 lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam. Vẫn biết mỗi trận chiến đều mất mát, thắng lợi nào cũng đổi bằng máu, sinh mạng nhưng sống mũi tôi cay cay khi nghe diễn văn tưởng niệm về những chiến công anh dũng, những tấm gương cao đẹp của các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) hải quân.
Ngày 29-4, tròn 43 năm Trường Sa được giải phóng. Song, không phải ai cũng tường tận chuyện 43 năm trước ở “quần đảo bão tố” ấy, những người lính “áo vằn cánh sóng” trẻ tuổi ở Trung đoàn 83 và Trung đoàn 131 Công binh Hải quân đã gác lại tuổi thanh xuân đi Trường Sa xây đảo như thế nào.
Dẫu đã biết cán bộ, chiến sĩ (CBCS), người dân làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo rất gian khổ, khó khăn nhưng khi trực tiếp chứng kiến, thăm hỏi và trải nghiệm tại Trường Sa, chúng tôi càng khâm phục, quý mến họ, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước.
Trường Sa - tên gọi thân thương và thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim bao thế hệ người dân đất Việt. Quân- dân trên quần đảo, nơi “đầu sóng, ngọn gió” thật kiên trung, bất khuất, chấp nhận hy sinh bảo vệ vững chắc biển, đảo của Tổ quốc, là bằng chứng hào hùng, khẳng định sức sống mãnh liệt của biển, đảo quê hương.