Cụm núi Ngũ Hành Sơn là danh lam thắng cảnh thu hút hàng trăm nghìn lượt khách mỗi năm. Tạo hóa hình thành tại nơi đây một hệ thống hang động kỳ bí (Ảnh: Hoài Sơn).
Trong đó, động Âm Phủ có kích thước lớn nhất và phức tạp hơn so với các quần thể hang động thuộc thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (Ảnh: Hoài Sơn).
Ngay từ tên gọi, động Âm Phủ đã khiến du khách tò mò (Ảnh: Hoài Sơn).
Từ các tư liệu được ghi chép lại, động có tên từ thời vua Minh Mạng, vào đầu thế kỷ 19, khi vi hành đến ngọn núi này, chứng kiến sự u ám, ma mị nên vua đã đặt tên cho động là Âm Phủ (Ảnh: Hoài Sơn).
Theo lý giải của dân gian, tên động được đặt theo thuyết âm dương, vì trong đời sống con người và vạn vật luôn tồn tại hai mặt đối lập. Vì thế, trên ngọn Thủy Sơn có đường lên thiên giới thì dưới chân sẽ có lối xuống âm phủ (Ảnh: Hoài Sơn).
Trước cửa động là cầu Âm Dương. Theo tương truyền, đây là cầu bắc qua sông Nại Hà, nơi linh hồn người đã khuất đi qua. Được biết, những nghệ nhân làng mỹ nghệ Non Nước đã làm chiếc cầu này và đặt ở đây hàng trăm năm trước (Ảnh: Hoài Sơn).
Đường vào hang chia làm hai, một lên trời (thiên giới) tiến dần đến phía ánh sáng với "đỉnh trời". Một xuống âm phủ (địa ngục) với bầu không khí âm u, lạnh lẽo (Ảnh: Hoài Sơn).
Tiến dần vào phía trung tâm là tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng tượng các vị pháp quan cai quản 9 tầng địa ngục và 12 cửa ngục. Mỗi cửa ngục là một vị quan cai quản. Men theo lối đi nhỏ hẹp là tiếng gió thổi âm u trong lòng động sâu hun hút (Ảnh: Hoài Sơn).
Trong lòng động xuất hiện các khung cảnh tái hiện truyền thuyết về âm phủ như tượng "đầu trâu mặt ngựa" đang tùng xẻo người có tội, suối Giải Oan để gột rửa oan ức, cân Công Lý để cân nhắc công và tội con người... (Ảnh: Hoài Sơn).
Lối vào cửa ngục khá hẹp, du khách phải nghiêng người mới có thể lách qua. Khắp đường đi là những bức phù điêu, tượng đắp nổi tái hiện khung cảnh chốn âm ty. Những hình ảnh này khiến những người yếu bóng vía không khỏi "lạnh người" (Ảnh: Hoài Sơn).
Những truyền thuyết gắn liền với động Âm Phủ hướng con người sống thiện lành (Ảnh: Hoài Sơn).
Không chỉ có giá trị phản ánh đời sống văn hóa bản địa, động Âm Phủ còn là một di tích lịch sử. Đây là nơi nuôi giấu cán bộ chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến (Ảnh: Hoài Sơn).
Theo Dân Trí