Vết thương do chó cắn thường sâu hơn vết mèo cào, do đó người bị cắn cần chăm sóc kỹ vết thương để tránh nhiễm trùng Ảnh minh họa: Shutterstock
Bị chó cắn nên làm những việc này
Khi đã bị cắn, nạn nhân cần làm sạch vết thương bằng xà phòng, nước sạch, chất khử trùng và băng lại. Sau đó, hãy tìm hiểu về lịch sử tiêm ngừa của chó. Hãy hỏi chủ chó về việc chúng có được tiêm ngừa dại chưa và tiêm khi nào, theo Reader’s Digest.
Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh dại thường là nhỏ. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyến cáo người bị chó cắn tiêm phòng thêm uốn ván, bác sĩ thú y người Mỹ Laurie Coger cho biết.
Mọi người cần chú ý chăm sóc vết chó cắn để tránh vết thương bị nhiễm trùng. Vết mèo cào có đặc trưng là ảnh hưởng nhiều trên bề mặt da nhưng không sâu.
Trong khi đó, vết thương do chó cắn thường sâu hơn và có nguy cơ bị nhiễm trùng ở bên trong vết thương. Đó là lý do vì sao người bị chó cắn cần chăm sóc kỹ vết thương.
Các chuyên gia cũng cảnh báo mọi người không nên chủ quan, nghĩ rằng một số giống chó có thể ít nguy hiểm hơn. Trên thực tế, bất kỳ giống chó nào, dù kích thước lớn hay nhỏ như Chihuahua vẫn có thể cắn người.
Làm gì để phòng tránh chó cắn?
Khi đi đến nhà người quen đang nuôi chó, cách tốt nhất là hãy để chủ chó dẫn chúng ta vào nhà. Khi chó đang ngậm thứ gì đó trong miệng thì đừng bao giờ cố lấy thứ đó ra.
Mọi người cũng không nên lấy bất cứ thứ gì đang nằm trong khay đựng thức ăn của chó. Điều này đặc biệt cần tránh với người lạ.
Một lưu ý cũng rất quan trọng khác là đừng bao giờ ôm chó vào lòng, ngay cả với những con chó thân thiện, hiền lành nhất. Chó rất ghét bị ôm, theo Reader’s Digest.
Theo Thanh Niên