Như một dịp hẹn, hễ mưa xuống, cây cối vùng Bảy Núi bừng tỉnh sinh sôi, người ta bắt đầu điểm danh các sản vật sẽ được thưởng thức. Trái trâm là một trong số đó. Loại trái cây dân dã xem như “lộc của trời” xuất hiện từ đồng bằng đến miền núi, nhưng nhiều người phải tìm về Tịnh Biên, Tri Tôn để mua “trâm núi” ăn mới thỏa lòng.
Sáng 30/4, nhà của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại tá Huỳnh Trí (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) lại rộn rã tiếng trò chuyện của những người lính năm xưa. Hôm nay, mọi người tụ họp về đây, bên mâm cơm cúng anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, nhân Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày vui, mà nghe rưng rưng nỗi nhớ người ngã xuống…
Hình ảnh mấy chiếc xe đẩy vốn đã quen thuộc hàng ngày với người miền Tây. Còn người xứ khác bắt gặp, họ gọi đó là “chợ di động”. Dù hiện nay siêu thị hay cửa hàng tiện ích nhiều, nhưng xe bán hàng di động vẫn được ủng hộ bởi sự tiện lợi, khi ở chợ bán món gì, các xe di động sẽ đều có đầy đủ và hơn hết là khỏi đi khỏi nhà mà vẫn mua hàng theo ý mình...
Là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách gần xa khi đến tham quan Tri Tôn (tỉnh An Giang), chùa Tà Pạ (xã Núi Tô) mang nét độc đáo điển hình của những ngôi chùa Khmer. Nhờ nằm ở vị trí đắc địa, được bao quanh bởi đồng ruộng, nên chùa có sức hút đặc biệt đối với du khách tham quan.
Mùa trái cây đặc sản ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đã bắt đầu. Dấu hiệu nhận diện là mấy sạp hàng ven đường, nhỏ gọn, đơn sơ, nhưng luôn bắt mắt. Trong đó, trái trường, còn có tên gọi khác là trái vải rừng gây ấn tượng hơn cả với màu đỏ hấp dẫn, gợi cho du khách sự tò mò về hương vị.
Góc quê ấy nằm bên dòng sông Hậu, thuộc địa phận xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), nối liền với huyện Châu Thành bằng bến đò Rạch Gộc. Với bàn tay khéo léo của mình, anh Cao Tấn Để (sinh năm 1988) tỉ mẩn gắn kết tình yêu quê nhà vào từng mô hình thu nhỏ.
Thời điểm này, tại các khu dân cư mới, công viên, trên các cánh đồng lúa... nhiều người đưa con em đến thả diều, tranh thủ xả stress sau những ngày làm việc, lao động, học tập mệt mỏi. Có người yêu thích diều cỡ lớn với giá vài triệu đồng, nhưng đa phần người chơi, nhất là trẻ em chọn mua diều từ 40.000 - 80.000 đồng/con, đảm bảo tiêu chí bền, đẹp để thả ước mơ lên bầu trời.
Người trồng lan vẫn hay nói với nhau: “Vua chơi lan, quan chơi trà”, bởi với vẻ đẹp quý phái, kiêu sa, hoa lan được xem như là “nữ hoàng” của các loài hoa. Những năm gần đây, người chơi lan ngày càng nhiều và đã bình dân hơn với thú chơi này…
Thời gian gần đây, trào lưu tô tượng được giới trẻ đón nhận trở lại ở An Giang. Chỉ từ 10.000 đến vài chục ngàn đồng, người chơi có ngay 1 bức tượng thạch cao trắng với đủ hình thù ngộ nghĩnh kèm khay màu, cọ...
Mô hình tuyến đường hoa là một trong những hoạt động thiết thực được Huyện ủy Chợ Mới (tỉnh An Giang) phát động, nhằm góp phần làm xanh- sạch, - đẹp cảnh quan môi trường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.
Những ngày này, không khí hân hoan đang ngập tràn trên mọi nẻo đường thị xã vùng biên giới Tịnh Biên (tỉnh An Giang), với cờ hoa rực rỡ chào đón sự kiện lễ công bố thành lập TX. Tịnh Biên...
Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn, xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) là điểm đến được yêu thích của khách du lịch xa gần. Không chỉ là nơi du lịch tâm linh nổi tiếng, núi Cấm còn mang đến sự an yên khó tả trong từng cảnh sắc thiên nhiên.
Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2023), Thư viện tỉnh An Giang đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, thiết thực, bổ ích cho các em học sinh, thiếu nhi trên địa bàn TP. Long Xuyên...
Những trái lựu đỏ Peru chín mọng, vươn mình trong nắng, khoe vẻ đẹp căng bóng là thành quả bao ngày lao động của thanh niên Dương Hữu Nghị (sinh năm 1989, ngụ ấp Tây Bình B, xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang)…
Tết Chol Chnam Thmay là thời gian đồng bào dân tộc thiểu số Khmer từ các nơi tề tựu về gia đình cùng đón mừng năm mới. Năm nay, Tết diễn ra trong 3 ngày: 14, 15 và 16/4/2023.
Gắn bó từ rất lâu đời, con trâu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người nông dân. Không chỉ mang đến giá trị vật chất, con trâu còn mang đến nhiều ý nghĩa tinh thần lớn lao…
Chol Chnam Thmay – Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đã đến. Khi gia đình, bạn bè náo nức đón Tết theo phong tục bao đời, cán bộ, chiến sĩ Khmer đón Tết trong môi trường quân ngũ, với nhịp sinh hoạt, rèn luyện như mọi ngày. Khác chăng, là trái tim họ hướng nhiều hơn về quê nhà, về người thân.
Những chiếc bánh ấy, thế hệ sau chúng tôi chưa từng thấy bao giờ. Nhưng nó lại là ký ức thân quen của người cũ, là kế mưu sinh cả đời của bà Dương Kim Thêu (sinh năm 1948, ngụ xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tại Việt Nam và nhân dân Vương quốc Campuchia chính thức bắt đầu. Những ngày trước Tết, nhiều hoạt động thăm hỏi, chúc mừng được diễn ra, thấm đẫm tình đoàn kết giữa các dân tộc, đất nước láng giềng.
Nếu nghĩ dâu tây chỉ phát triển ở vùng khí hậu mát mẻ, thì khi lạc vào vườn dâu của anh Đỗ Chí Nam (xã Phú Thành, huyện Phú Tân) lại là một cảm giác trái ngược. Nhà kín hực lên độ nóng oi bức, cộng hưởng với tiết trời gay gắt bên ngoài khiến ai nấy mồ hôi nhễ nhại. Ấy vậy mà, những chậu dâu tây vẫn sai trái, chín căng mọng, màu đỏ chót, gợi lên cảm giác của vị ngon lành.