Một sáng sớm, chị Nguyễn Thị Minh (ngụ xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) gọi cho tôi, giọng nửa mừng, nửa lo. Mừng là vì từ những bài viết của tôi, chị được Đài Truyền hình Việt Nam mời làm nhân vật cho chương trình “Người bạn đường”. Nhưng cái mừng thoáng chốc qua đi, chị lại lo lắng nhiều điều…
Quản cơ Trần Văn Thành được người dân trong và ngoài tỉnh An Giang tôn kính, bởi ông có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc kháng Pháp của dân tộc, truyền ngọn lửa yêu nước đến thế hệ hôm nay và mai sau...
Về thăm thủ phủ cá basa vào những ngày tháng 3, điều dễ nhận ra, nơi đây đổi thay rất nhiều. Đường sá sạch đẹp, rộng mở, thông thoáng; chính quyền và người dân rất thân thiện, cởi mở. Thành phố có rất nhiều công trình lớn đang thi công (nổi bật là cầu Châu Đốc, tỉnh An Giang), hứa hẹn một giai đoạn phát triển mới...
Mỗi ngày (không tính cao điểm lễ), bình quân 300 người tìm đến thăm Khu Di tích cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, dinh Sơn Trung (xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang). Họ đến vì cảnh đẹp, vì đức tin. Trên hết, họ đến để tưởng nhớ người anh hùng áo vải một lòng vì dân, vì nước ngày xưa.
Khoảng không gian ấy, thời gian ấy mang lại cảm xúc bình yên hiếm hoi cho người phố thị. Sau khi buông bỏ công việc của ngày dài, buông bỏ những mệt nhoài của đời sống, mọi người tìm đến công viên để giải trí, thư giãn, để được sống cho chính mình.
Khi những cơn gió tháng 3 vi vu thổi qua những cánh đồng trơ trơ gốc rạ, người ta lại nhớ đến mùa thả diều. Cùng với sự biến chuyển của cuộc sống, thả diều là trò chơi dân gian hiếm hoi còn tồn tại trong thời đại của những chiếc điện thoại thông minh, để nhắc nhở mọi người về tuổi thơ tươi đẹp.
Hơn 6 năm qua, Đội vá đường thiện nguyện huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đã đóng góp nhiều công sức, tiền của nâng cấp các tuyến đường; vá lại các “ổ gà”, “ổ voi”, giúp người dân đi lại an toàn.
Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) không chỉ là nơi gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh hào hùng của Quản cơ Trần Văn Thành cùng các nghĩa binh Gia Nghị trong cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa chống thực dân Pháp năm xưa, mà còn trở thành “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay.
Nghề vót đũa tre tại núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Các thợ vót đũa tre thường là những người trong gia đình, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề…
Dưới chân tượng đài ở trung tâm Khu Di tích lịch sử - thắng cảnh Hòn Ðất (huyện Hòn Ðất, tỉnh Kiên Giang) có một ngôi mộ lớn bằng đá. Ðó là mộ và ảnh của liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng, sinh năm 1937, quê xã Lương Phi (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), hy sinh ngày 9/1/1962.
Từ lâu, thiền viện Đông Lai (xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang7) được người dân và du khách gần xa nhớ đến với cái tên... chùa Bánh xèo. Đến đây, du khách không chỉ lễ Phật cầu an, mà còn được sống trong nghĩa tình chan hòa hiếm nơi nào có được.
Rời quê Chợ Mới, duyên phận đưa đẩy ông Lê Anh Tuấn (sinh năm 1956) lấy vợ, lập nghiệp ở cồn Phó Ba (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên). Mấy chục năm trời gắn bó, ông biết rõ từ đầu cồn đến đuôi cồn, biết cả sự đổi thay của xứ sở này. Với chúng tôi, cồn Phó Ba chỉ là cuộc lãng du ngắn, nhưng với ông, là cả một đời.
Sáng 1/3, Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) và Bảo tàng Tôn Đức Thắng TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Bác Tôn với Quốc hội khóa I” (1946- 1960), giới thiệu 60 hình ảnh, tài liệu và hiện vật quá trình hoạt động tại Quốc hội khóa I của Bác Tôn.
Ở vùng quê miền Tây, trên những con đê, bờ kênh, thấy ở đâu có mấy chùm trái xanh đỏ lấm tấm, lủng lẳng đung đưa theo gió, thì nhận biết đó là me nước- món ăn chơi của bao thế hệ ngày nào...
Ven đường vào phum sóc của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở An Giang, cứ vài cây số lại bắt gặp một Thala. Đó là một công trình có hình dáng như ngôi nhà, cất hình vuông hoặc chữ nhật, được đồng bào Khmer cắt nghĩa là nơi dừng chân, nghỉ mát cho khách qua đường.
Nhiều năm trước, cái thời con ốc nằm lềnh ngoài đồng ruộng, người ta đã biết nó là món ăn ngon "bá cháy" của xứ miệt vườn. Khi con ốc nội địa khan hiếm hơn, thì ốc “nhập khẩu” tràn về. Dù khác nhau về xuất xứ, chủng loại, chúng vẫn được ưa chuộng như nhau, mang lại thu nhập cho những người trót nặng nợ với “đời ốc”.
Những ngày cuối tháng 2, có dịp về thăm lại đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), chúng tôi càng hiểu rõ hơn sự thành kính của người dân địa phương đối với vị anh hùng chống Pháp này. Dù thời gian trôi qua nhưng hình ảnh Quản cơ Trần Văn Thành vẫn sống mãi trong lòng nhân dân như một tượng đài bất khuất về lòng yêu nước, cùng công cuộc khai mở vùng đất Láng Linh huyền thoại.
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, ông Math Sari (ngụ xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) hiểu được chỉ có con đường học vấn, mở mang kiến thức mới có thể giúp đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm vươn lên thoát nghèo. Vượt khó, ông Math Sari quyết định tham gia vào công tác mặt trận địa phương, với mong muốn được trực tiếp tuyên truyền, vận động đồng bào Chăm ra sức đóng góp vào sự phát triển của quê hương, đất nước.
Áo the giờ khó tìm thấy, guốc mộc cũng vậy. Những món đồ ngày xưa từng thân thuộc như hơi thở, như cảnh quê, dần biến mất. Vậy mà, trải qua bao nắng mưa, một cửa tiệm bán guốc mộc ở TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) vẫn bền bỉ giữ lại nghề.
Trong những hình ảnh thân thuộc ở miền Tây, nhà sàn là một đặc trưng không lẫn vào đầu được. Từ những ngôi nhà cổ xưa trăm năm đến nhà cất theo điều kiện bình dân, cảm nhận chung vẫn là sự giản dị, gần gũi… như chính tính cách của người dân miền sông nước.