Đại biểu tham quan thực tế
Hội thảo đánh giá mô hình
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Hiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Nguyễn Quốc Bảo, đại diện Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các ngành liên quan và hơn 150 nông dân trên địa bàn huyện đến tham quan mô hình.
Các đại biểu tham quan trực tiếp tại ruộng mô hình sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân và ruộng đối chứng không tham gia mô hình áp dụng canh tác theo cách truyền thống. Hầu hết đại biểu và nông dân đánh giá cao về ruộng thực hiện mô hình, bông lúa to, dài, không bị đổ ngã, không ghi nhận tình trạng sâu rầy gây hại.
Mô hình thực hiện trên diện tích 15ha, áp dụng kỹ thuật theo quy trình chuẩn: Xử lý rơm rạ bằng nấm vi sinh trước sạ trước 10 ngày; tưới ngập khô xen kẽ; đo đạc và báo cáo phát thải khí nhà kính; rút nước ở từng giai đoạn sau sạ…
Qua 3 lần tập huấn có 90 lượt nông dân tham dự, nhận thức của nâng dân được nâng lên, giảm số lần phun thuốc trừ sâu, có nông không phun thuốc trừ sâu, rầy suốt từ đầu vụ đến nay.
Hiện tại lúa trong mô hình từ 80 ngày sau sạ, nông dân đã giảm lượng giống gieo sạ từ 110 - 160kg, tiết kiệm từ 1.650.000 - 2.400.000 đồng; áp dụng bón vùi phân tiết kiệm tiền gần 450.000 đồng/ha, chỉ phun thuốc trừ sâu 1 lần, thuốc trừ bệnh giảm 1,5 lần, đầu ra của nông sản được liên kết với Công ty TNHH Ngọc Phú.
Tại hội thảo, nông dân còn trao đổi trực tiếp với lãnh đạo tỉnh, huyện về các chính sách hỗ trợ để tham gia về đề án, đề xuất hướng dẫn lối canh tác tiết kiệm nước nhằm giảm khí thải, hướng đến bán tín chỉ carbon, mong muốn vụ mùa tới được duy trì và tiếp tục mở rộng diện tích để nông dân tham gia mô hình.
MỸ HẠNH