Chiều 14/5, Bộ Y tế công bố thêm 1.895 ca COVID-19, tất cả đều ghi nhận trong nước tại 46 tỉnh, thành phố.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đã được triển khai trên địa bàn cả nước, nhưng tiến độ vẫn rất chậm so với yêu cầu.
Nghiên cứu mới đây ở Anh phát hiện tiêm vắc xin Covid-19 mũi 4 có thể tạo ra lượng kháng thể cao hơn mũi 3. Thời điểm tiêm mũi 4 trong nghiên cứu cách mũi 3 là hơn 6 tháng.
Khoảng 700 ca nhiễm dòng phụ BA.4 đã được phát hiện ở ít nhất 16 quốc gia và 300 ca nhiễm BA.5 được phát hiện ở ít nhất 17 quốc gia trên thế giới. WHO tiếp tục kêu gọi các chính phủ giám sát chặt chẽ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế trao đổi, cập nhật thông tin về căn bệnh viêm gan cấp ở trẻ em để chủ động kế hoạch ứng phó, sẵn sàng nhân lực, vật tư phòng ngừa, điều trị.
Tính từ 16 giờ ngày 11/5 đến 16 giờ ngày 12/5, cả nước ghi nhận 3.949 ca nhiễm mới COVID-19, tăng 1.191 ca so với ngày trước đó; tại 55 tỉnh, thành phố (có 3.294 ca trong cộng đồng).
Bệnh viêm gan lạ hay viêm gan "bí ẩn" có thể là bệnh lây qua đường tiêu hóa; nguy cơ xâm nhập vào trong nước có khả năng xảy ra.
Chiều 12/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố kiểm điểm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư chủ trì điểm cầu An Giang.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) khuyến cáo quý phụ huynh những điều cần biết về viêm gan cấp tính trẻ em. Trước đó, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường giám sát căn bệnh lạ này tại Việt Nam.
Tối 11/5, Bộ Y tế ghi nhận 2.758 ca mắc COVID-19 và gần 2.600 ca khỏi, nâng tổng số khỏi tại Việt Nam lên hơn 9,32 triệu người.
Việt Nam đưa ra phương án phòng ngừa viêm gan bí ẩn thế nào khi bệnh này xuất hiện ở 20 quốc gia và đã ghi nhận trường hợp tử vong?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 10/5 cho biết đã xác định 348 ca bệnh có thể mắc viêm gan không rõ nguồn gốc trên toàn thế giới, trong bối cảnh nhiều nghiên cứu đang tìm hiểu vai trò tiềm tàng của virus adeno và lây nhiễm COVID-19.
Ngày 26/4/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, có hiệu lực từ ngày 10/6/2022.
Chiều 10/5, Bộ Y tế công bố thêm 2.855 ca mắc mới COVID-19, tăng 679 ca so với ngày trước đó.
Sáng 10/5, lễ bàn giao trên 7,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Moderna để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi do Chính phủ Australia viện trợ, đã diễn ra tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam Mark Tattersall.
Bộ Y tế yêu cầu, nếu phát hiện các trường hợp bất thường, không rõ nguyên nhân cần báo cáo ngay Cục Y tế dự phòng để theo dõi, chỉ đạo kịp thời bệnh viêm gan cấp.
Theo Bộ Y tế, ngày 9/5, Việt Nam thêm 2.175 ca Covid-19, giảm 93 ca so với ngày trước đó.
Qua thí nghiệm, các nhà khoa học ở Nam Phi rút ra kết luận rằng những người đã nhiễm biến thể Omicron vẫn có thể tái mắc COVID-19 do nhiễm các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron.
Trong vòng 24 giờ qua, Việt Nam ghi nhận 2.269 ca nhiễm mới COVID-19, giảm 1.077 ca so với ngày trước đó, 1 ca tử vong. Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 2.066 ca.
Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 7/5, cả nước có hơn 1,8 triệu trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19. Trước đó, ngày 6/5, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã có quyết định tiếp tục phân bổ hơn 2,3 triệu liều vaccine Moderna cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để tiêm cho trẻ trong độ tuổi này.