Bộ Y tế vừa đưa ra thông điệp những việc cần làm để phòng lây lan dịch COVID-19, đón Tết an toàn.
Trong ngày 16/1, cả nước ghi nhận 27 ca mắc mới COVID-19 nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch đến nay lên 11.526.167 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 15/1 của Bộ Y tế, cả nước có 22 ca mắc mới COVID-19, giảm nhẹ so với hôm qua; không có ca tử vong nào.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm có 12 chương, 121 điều, quy định về quyền, nghĩa vụ của người bệnh; người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KBCB); cơ sở KBCB; chuyên môn kỹ thuật trong KBCB; KBCB bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; KBCB nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận; huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác KBCB trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và tình trạng khẩn cấp…
Về dịch COVID-19 hôm nay 14-1, Bộ Y tế cho biết số ca mắc tiếp tục giảm sâu, thấp nhất trong hơn 2 năm qua. Những ngày qua, số người tiêm vắc-xin tăng cao sau khi nước ta ghi nhận biến thể phụ XBB.1.5
Hiện nay, một số dịch bệnh mùa Đông Xuân đang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Dịch COVID-19 bùng phát và gia tăng mạnh mẽ tại một số quốc gia trên thế giới liên quan đến biến thể XBB và XBB 1.5 (là 2 biến thể tái tổ hợp được đánh giá là có khả năng lây lan nhanh hơn so với các biến thể trước đây do khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch và đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu).
Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, TP.HCM phát hiện biến thể phụ mới của Omicron, số ca Covid-19 phải nhập viện tăng gấp 3-4 lần. Đây là tình huống giả định được Sở Y tế TP.HCM đặt ra để chuẩn bị diễn tập, sẵn sàng ứng phó.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.089 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.480 ca nhiễm).
Giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19 hiện vẫn chưa kết thúc, các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại, thậm chí lây lan mạnh hơn.
Ngành y tế TP HCM đã yêu cầu tất cả Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn phải chủ động rà soát, sẵn sàng nhân lực, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác thu dung điều trị trong mọi tình huống. Đảm bảo sẵn sàng kế hoạch triển khai 10.000 giường, trong đó có 1.000 giường hồi sức dành cho người bệnh COVID-19.
Theo Bộ Y tế, trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 0 ca; tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Kết quả của một nghiên cứu quy mô lớn công bố ngày 12/1 tại Israel cho thấy hầu hết các triệu chứng của COVID kéo dài (Long COVID) sẽ hết trong vòng 1 năm đối với những trường hợp mắc COVID-19 mức độ nhẹ.
Nghiên cứu mới cảnh báo rằng các loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và những loại virus khác đã ngày càng tăng khả năng kháng thuốc diệt côn trùng ở châu Á.
Nhằm tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, ngày 11/1, Bộ Y tế đã ban hành Công điện khẩn số 155/BYT-DP gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; các bệnh viện trực thuộc Bộ.
Biến thể XBB mới dễ lây lan khiến nhiều người lo ngại làn sóng COVID-19 trên khắp thế giới quay lại.
Nghiên cứu cho thấy áp dụng chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật khi đã 60 tuổi cũng có thể kéo dài tuổi thọ của bạn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng các quốc gia nên xem xét khuyến cáo hành khách đeo khẩu trang trên các chuyến bay đường dài để chống lại biến thể phụ Omiron mới nhất.
Ngày 10/1, Việt Nam ghi nhận 77 ca mắc mới COVID-19; trong ngày không có ca tử vong do COVID-19.
Việt Nam đã bãi bỏ việc xét nghiệm ở cửa khẩu từ rất lâu và hiện đang kiểm soát dịch tốt. Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch tại các nước vẫn căng thẳng và nhiều biến chủng phức tạp.
Qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngành y tế đã ghi nhận biến thể XBB của virus SARS-CoV-2 tại TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất, biến thể phụ XBB.1.5 lưu hành tại 25 quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam khi nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết tăng cao.