Kết quả tìm kiếm cho "Đề nghị công nhận TP. Long Xuyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh An Giang"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 101
Năm 2024, Công an TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) chủ động, chủ trì phối hợp tổ chức thực hiện các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội (TNXH) và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT); quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ…
Đây là năm thứ 3 TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) được công nhận là đô thị loại I. Để xứng tầm là đô thị loại I, đòi hỏi bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức thành phố phải có thái độ, tác phong chuyên nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt đạo đức công vụ gắn với văn hóa công sở, nhất là lĩnh vực cải cách hành chính (CCHC).
TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) vừa long trọng tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập thành phố (1/3/1999 - 1/3/2024), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển. Sau sự kiện này, địa phương chuẩn bị tâm và lực cho mục tiêu kế tiếp: Vươn tầm trở thành đô thị phát triển “tốp đầu” của vùng ĐBSCL.
Ngày 1/3/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 09/1999/NĐ-CP về việc thành lập TP. Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của TX. Long Xuyên. Được sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, thành phố bắt tay ngay vào việc chỉnh trang, nâng cấp, với quyết tâm tạo diện mạo mới cho đô thị.
Sáng 27/2, các địa phương trong tỉnh An Giang đồng loạt tổ chức lễ đưa thanh niên lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự và tham gia nghĩa vụ Công an Nhân dân năm 2024.
Ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài đăng trên Báo Nhân Dân, nhan đề “Tết trồng cây”, làm rõ ý nghĩa to lớn, lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng đối với đất nước, gia đình và mỗi người dân.
TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu trong đổi mới giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
Hơn 10 năm qua, với sự năng động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, chỉ trong thời gian ngắn Châu Đốc đã thay đổi diện mạo, nâng cao vị thế. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vươn lên trở thành một thành phố năng động, trung tâm du lịch (DL)-thương mại - dịch vụ của tỉnh và cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực.
Thị xã Long Xuyên (tỉnh An Giang) chuyển mình lên thành phố trực thuộc tỉnh (năm 1999) trong bối cảnh rất đặc biệt: Kết thúc thế kỷ XX, bước vào thế kỷ và thiên niên kỷ mới. Sau 25 năm, trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh, TP. Long Xuyên ngày càng khẳng định vị thế tại ĐBSCL.
“Xây dựng đô thị thông minh, xanh - sạch - đẹp – sáng, gắn với tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu” là chủ đề thi đua năm 2023 do Hiệp hội các đô thị Việt Nam phát động. Tích cực tham gia phong trào này, cụm đô thị hội viên Tây Nam Bộ chú trọng phát triển mô hình quản lý đô thị, tạo cảnh quan, cải thiện môi trường, nâng cao đời sống người dân đô thị.
“An Giang được xem là địa phương “nóng” về khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là khiếu nại, tố cáo kéo dài. Những tháng gần đây, tình trạng này càng biểu hiện gay gắt. Người dân tập trung đông người ở UBND tỉnh, các trụ sở tiếp công dân, sở, ngành, thậm chí tìm đến cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy” - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh An Giang Võ Minh Hoàng nhận định.
Sáng 5/9, hòa cùng không khí khai giảng năm học mới của cả nước, hơn 498.000 học sinh của 714 trường học trên địa bàn tỉnh An Giang hân hoan bước vào năm học mới 2023- 2024. Trong đó, gồm: 1 nhà trẻ, 197 trường mầm non - mẫu giáo, 307 trường tiểu học, 155 trường trung học cơ sở, 54 trường trung học phổ thông và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.