Kết quả tìm kiếm cho "Công ty TNHH NV Apparel"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 81
Những ngày giáp Tết, các khu công nghiệp rộn ràng với các hoạt động vui Xuân do doanh nghiệp (DN) và công đoàn cơ sở tổ chức cho người lao động (NLĐ). Khép lại năm 2023, nhiều khó khăn chưa hẳn qua hết, nhưng tập thể các công ty vẫn thắt chặt đoàn kết, quây quần bên nhau, hứa hẹn quyết tâm cùng ra sức đóng góp phát triển cao hơn trong năm Giáp Thìn 2024.
Ngày 28/12, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang Phan Thị Diễm đến thăm các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành) để nắm tình hình sản xuất, chăm lo các chế độ, tiền lương – thưởng Tết cho người lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động... Tham gia cùng đoàn có đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh.
Năm 2023 tiếp tục là năm khó khăn với doanh nghiệp (DN). Tình hình lao động cuối năm được các ngành chức năng quan tâm, tìm giải pháp ổn định môi trường sản xuất, hài hòa lợi ích cho cả người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ).
Trước thềm Đại hội Công đoàn XIII Việt Nam (dự kiến diễn ra đầu tháng 12/2023), nhiều cán bộ công đoàn cơ sở, đoàn viên mong muốn đại hội lần này sẽ có nhiều quyết sách để nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở và chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động.
Với sự chỉ đạo, hỗ trợ của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, phối hợp với công đoàn cơ sở (CĐCS) và doanh nghiệp (DN), các hoạt động và phong trào thi đua của công đoàn ngày càng thiết thực, chăm lo cho đoàn viên, công nhân lao động thêm chuyển biến rõ nét.
Nhân Đại hội Công đoàn tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Báo An Giang đã ghi nhận tâm tư của cán bộ, đại diện doanh nghiệp (DN), người lao động (NLĐ) về đại hội.
Nhằm tái tạo sức lao động, mang lại niềm vui cho công nhân, nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm hơn đến việc tạo sân chơi văn hóa, thể thao vui tươi, bổ ích tại đơn vị. Hoạt động này góp phần gắn kết người lao động (NLĐ) tốt hơn, xây dựng môi trường lao động hài hòa, ổn định.
Phát triển đoàn viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở (CĐCS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của tổ chức công đoàn. Nhiệm vụ này càng được quan tâm đối với doanh nghiệp (DN) khu vực ngoài nhà nước, để vừa bảo vệ lợi ích người lao động (NLĐ), vừa góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đẩy mạnh phát triển sản xuất - kinh doanh.
Nhiệm kỳ 2018 – 2023, với sự lãnh đạo, điều hành của Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh An Giang, các công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã trở thành cầu nối giữa lãnh đạo công ty và đoàn viên, người lao động.
Những năm qua, từ triển khai nhiều chính sách ưu đãi, tỉnh đã thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm, thu nhập cho số lượng lớn người lao động (NLĐ). Tại 2 khu công nghiệp lớn của tỉnh (Khu công nghiệp Bình Hòa và Khu công nghiệp Bình Long), để tổ chức công đoàn đồng hành cùng DN, sát cánh với NLĐ, từ năm 2017, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh thành lập Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh. Qua 5 năm, các công đoàn cơ sở (CĐCS) hoạt động hiệu quả, giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và NLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh (SXKD) của DN.
Bên cạnh sự quan tâm, chăm lo, chia sẻ của chính quyền địa phương các cấp, giai đoạn hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) cũng có nhiều cách hỗ trợ, sắp xếp tổ chức để người lao động (NLĐ) tiếp tục gắn bó tại công ty. Mỗi nơi một cách làm, dù ít hay nhiều đều thể hiện trách nhiệm của chủ sử dụng lao động và mong muốn sự đồng cảm, chia sẻ khó khăn của NLĐ để cùng “vượt dốc”.
Tâm tình “an cư” để “lạc nghiệp” chưa bao giờ cũ. Hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn đã có chính sách nhà ở dành riêng. Còn lại, nhóm đối tượng không hẳn khó khăn, nhưng cũng không thể tự tích lũy mua đất cất nhà (người có thu nhập thấp, công nhân…), thì nhà ở xã hội là phương án tối ưu dành cho họ.