Kết quả tìm kiếm cho "Giám đốc Sở TN&MT An Giang"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 126
“Đại lộ, đại phú” là kinh nghiệm được đúc kết bao đời nay và luôn đúng trong thực tế. Việc đầu tư các công trình giao thông trọng điểm, nhất là cao tốc Bắc Nam, hệ thống giao thông vùng ĐBSCL được xem là động lực quan trọng để các vùng kinh tế kết nối, bứt phá phát triển.
Nếu kết hợp khai thác hợp lý nguồn cát biển và cát sông cho các công trình trọng điểm của ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh thì nguồn cung vật liệu cát có thể đáp ứng được yêu cầu. Hai vấn đề cần đặt ra là giải quyết nhanh về thủ tục khai thác các mỏ cát trên sông Tiền, sông Hậu và đánh giá khách quan, khoa học về tác động của cát biển khi làm đường cao tốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, các địa phương có tuyến đường cao tốc đi qua đều thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh; người dân, doanh nghiệp phấn khởi. Có 2 vướng mắc lớn cần tập trung tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ công trình giao thông trọng điểm (công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp vật liệu san lấp), đòi hỏi quyết tâm, sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu thi công...
Qua đo đạc, quan trắc cảnh báo sạt lở, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) An Giang thông tin, toàn tỉnh có 56 đoạn sông cảnh báo sạt lở (không đổi so cuối năm 2022), tổng chiều dài hơn 181km. Trong đó, 6 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm; 49 đoạn ở mức độ nguy hiểm, 1 đoạn ở mức độ bình thường.
Quý I/2024, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) bám sát lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; đạt nhiều kết quả quan trọng. Sở TN&MT An Giang ban hành kịp thời chương trình công tác năm 2024, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho phòng TN&MT cấp huyện triển khai thực hiện.
Sau nhiều cố gắng, những sà lan cát đầu tiên được tỉnh An Giang cấp cho nhà thầu theo cơ chế đặc thù đã về đến công trường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Tuy chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho toàn tuyến, nhưng những nỗ lực này đang góp phần giúp nhà thầu tăng cường các mũi thi công, kỳ vọng đưa giai đoạn 1 của cao tốc vào sử dụng năm 2027 theo kế hoạch.
Mặc dù được hưởng nguồn nước ngọt phong phú từ hạ lưu sông Mekong, nhưng ĐBSCL lại là vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, việc sử dụng nước chưa hiệu quả, đối mặt nguy cơ thiếu nước một số khu vực. Việc thống nhất trong chia sẻ, phân bố nguồn nước là cần thiết nhằm hướng đến phát triển “thuận thiên”, bền vững trong tương lai.
Bằng nhiều nỗ lực, UBND tỉnh An Giang đã ký ban hành bản xác nhận thu hồi khoáng sản đối với 10 khu mỏ khai thác cát sông phục vụ thi công các công trình đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (gồm 2 phân đoạn cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau) theo cơ chế đặc thù của Quốc hội và Chính phủ. Tuy nhiên, để đảm bảo việc giao mỏ khai thác được chặt chẽ, cát không “đi lạc địa chỉ”, các nhà thầu cần tuân thủ đúng hướng dẫn quy định.
Với nỗ lực lớn, UBND tỉnh An Giang đã ban hành bản xác nhận thu hồi khoáng sản đối với 10 khu mỏ khai thác cát sông phục vụ tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau theo cơ chế đặc thù, với trữ lượng cho phép khai thác gần 15,52 triệu m3 cát. Tuy chưa đáp ứng đủ nhu cầu cát cho cao tốc, nhưng nỗ lực của An Giang góp phần giải quyết vấn đề thiếu cát cấp bách hiện nay.
Chiều 11/3, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) An Giang Thái Minh Hiển chủ trì buổi làm việc với các chủ đầu tư, nhà thầu thi công tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, để hướng dẫn thực hiện các thủ tục trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản tại các khu mỏ, phục vụ nguồn cát cho các công trình cao tốc theo cơ chế đặc thù.
Chiều 9/1, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Giám đốc Sở TN&MT Thái Minh Hiển và lãnh đạo Phòng TN&MT 11 huyện, thị xã, thành phố… đến dự.
Mặc dù kinh tế có bước phục hồi, nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh (SXKD), triển khai dự án đầu tư. Dự kiến năm 2024, An Giang sẽ thường xuyên tổ chức hoạt động đối thoại với DN, kịp thời lắng nghe, nắm bắt khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, đồng hành và chia sẻ cùng DN, xem sự phát triển của DN là sự phát triển của tỉnh.