Kết quả tìm kiếm cho "Nuôi tôm"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 728
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Xuất khẩu gạo của Việt Nam 9 tháng 2024 đạt 4,37 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mờ sáng, những chiếc xuồng cui chầm chậm rẻ nước phù sa chở đủ loại “đồ ăn, thức uống” rong ruổi quanh chợ nổi, phục vụ khách thương hồ. Quanh năm, họ lấy xuồng làm phương tiện, bến chợ mưu sinh bồng bềnh theo sóng nước.
Ngày 1/10, tại xã Tà Đảnh (huyện Tri Tôn), Hội Nông dân tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm và kết nối tiêu thụ sản phẩm cho lao động thời vụ nông nghiệp, nữ nông dân; thành viên tổ, nhóm nông dân trên địa bàn. Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Nguyễn Minh Đức đến dự.
Búng Bình Thiên là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, với đặc trưng nước trong xanh quanh năm, vẻ đẹp hiền hòa, tạo sức hút riêng nơi miền biên giới.
Sáng sớm, men theo kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành) bắt gặp hàng chục ghe cào nổ máy lạch phạch kéo hến. Trên bờ, những vựa thu mua hến tấp nập người đến, người đi, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp của làng quê mùa nước nổi.
Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh An Giang, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động đạt kết quả. Mục tiêu nhằm phát triển ngành nông nghiệp, gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang hỗ trợ kinh phí gần 120 triệu đồng thực hiện 2 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: “Nghiên cứu quy trình tăng sinh khối và chế biến bột Probiotic xử lý nước ao nuôi và hỗ trợ điều trị bệnh cho thủy sản” và “Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi sinh khối trùn chỉ (Tubifex sp.) để phục vụ sản xuất giống thủy sản”, do Trường Đại học An Giang chủ trì.
Cơn mưa nặng hạt trút xuống vùng quê xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) không thể xua tan không khí chộn rộn nơi đây. Có mặt tại vựa ốc của anh Trần Minh Sang (ven kênh Mặc Cần Dưng), thanh niên trai tráng đội mưa lựa ốc, xúc ốc vào bao chuyên nghiệp.
Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.
Khi con nước về, hình ảnh những phụ nữ ở vùng biên giới An Phú tham gia hoạt động buôn bán, chế biến sản vật mùa nước nổi... trở nên quen thuộc với du khách gần xa, tô đẹp thêm bức tranh sống động của miền sông nước miền Tây. Họ không chỉ gánh vác một phần trách nhiệm với gia đình bằng công việc nội trợ, mà còn đang âm thầm tham gia vào quá trình phát triển kinh tế ở địa phương...
Xưa kia, vào mùa nước nổi, thiên nhiên hào phóng ban tặng trữ lượng lớn cá linh, ngư dân thu hoạch nhiều đến mức phải đong bằng giạ. Tưởng đã qua cái thời “cá ăn không hết”, nhưng hiện nay, ở huyện đầu nguồn An Phú, vẫn có tiểu thương thu mua chục tấn cá linh mỗi ngày...