Kết quả tìm kiếm cho "dạng thớt"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1213
Sự phong phú, đa dạng của những món ngon dân dã, mộc mạc, độc đáo, mang đậm nét đặc trưng khiến du khách và người yêu ẩm thực không thể nào quên khi một lần thưởng thức. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để quảng bá, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với An Giang.
Ô Lâm là 1 trong 5 xã đặc biệt khó khăn của huyện Tri Tôn, có trên 95% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống. Xác định công tác dân tộc và chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS là nhiệm vụ quan trọng, nên cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tập trung nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án để giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).
Trên đường Phạm Cự Lượng (khóm Đông Thịnh 9, phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên) có một tiệm sách nhỏ, lặng lẽ tồn tại giữa nhịp sống đô thị ngày càng hối hả. “Tiệm sách cũ giá rẻ Nhà Manh” do chị Huỳnh Kim Ngân phụ trách là nơi lui tới của những người yêu sách, tìm về những trang giấy xưa cũ từng gắn bó với nhiều thế hệ độc giả.
Đó là câu tri ân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong tấm bia ở công viên văn hóa mang tên ông (xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đồng thời khẳng định: ““Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý ngàn đời của ông cha ta”. Sự tri ân tiền nhân mở cõi không chỉ gói gọn trong một giai đoạn lịch sử, một cá nhân riêng biệt nào, mà trải dài hàng trăm năm hình thành vùng đất thân thương mang tên “An Giang”.
Nằm ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang có thiên nhiên phong phú, kết hợp hài hòa giữa núi non, sông nước, rừng tràm, đồng bằng và văn hóa bản địa đặc sắc.
Sáng 17/4, giá vàng trong nước tiếp tục tăng theo xu hướng thị trường quốc tế nhưng sức mua đã giảm so với ngày trước.
An Giang là vùng đất được cư dân người Việt khai phá sau cùng ở Nam Bộ, nhưng sớm giữ vị trí xung yếu của ĐBSCL về phía Tây. Suốt hàng trăm năm ra sức khai phá vùng đất An Giang, bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu, lưu dân đã biến miền đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường đông đúc, mở mang vùng đất biên giới Tây Nam mênh mông trở nên giàu đẹp.
Ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, phổ biến từ trong đời sống thường nhật đến các lễ hội quan trọng. Nét văn hóa này được gìn giữ bởi người dân, chính quyền địa phương, thông qua việc đẩy mạnh quảng bá du lịch, tổ chức các lễ hội, sự kiện… viết nên câu chuyện cho sản phẩm bản địa.
Sáng 8/4, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng dẫn đầu đoàn công tác Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh đến thăm, chúc Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tại chùa Thốt Nốt (TX. Tịnh Biên). Bí thư Thị ủy Tịnh Biên Nguyễn Hồng Đức, lãnh đạo các sở ngành đi cùng đoàn.
Năm 2025, An Giang tiếp tục khẳng định quyết tâm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là chương trình trọng điểm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và tạo động lực phát triển bền vững cho cộng đồng.
Nằm ở vị trí đặc biệt, giáp ranh với nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, xã Bình Thành (huyện Thoại Sơn) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chính quyền và người dân nơi đây đã nỗ lực không ngừng, đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc phát huy hiệu quả địa bàn giáp ranh, góp phần ổn định và phát triển của địa phương.
Bén duyên với các sản phẩm khởi nghiệp từ tăm tre, gỗ, Nguyễn Vũ Linh (sinh năm 1994, ngụ phường Thới Sơn, TX. Tịnh Biên) được nhiều người biết đến thông qua các sản phẩm quà tặng, logo lưu niệm, văn phòng phẩm từ gỗ, tranh lá thốt nốt. Ngoài ra, Vũ Linh còn tìm tòi, chế tác thêm sản phẩm lưu niệm từ lá sen được người dùng đón nhận.