Kết quả tìm kiếm cho "dệt thổ cẩm Chăm Mohamad"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 21
Trải qua nhiều thăng trầm, các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, như: Vẽ tranh kiếng, dệt thổ cẩm… vẫn được lưu giữ, kế thừa và phát triển. Nhiều nghệ nhân yêu nghề, quyết tâm bám nghề, “giữ hồn” cho nghề truyền thống, góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa…
Nhờ được chính quyền địa phương đầu tư hạ tầng, quan tâm phát triển du lịch (DL), người tham gia ldịch vụ DL đã chú trọng hơn đến chất lượng để thu hút khách. Không cần quá nhiều đổi mới, mà tập trung khai thác sâu hơn giá trị bản địa là xu hướng đang được các hộ cá thể lựa chọn.
Góp phần làm nên bản sắc dân tộc “4 anh em” ở An Giang, đồng bào dân tộc thiểu số Chăm hiện vẫn giữ lại nhiều văn hóa đặc trưng. Trong đó, bên cạnh ẩm thực, thì trang phục là “bề nổi” rõ nét nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Dù không còn hưng thịnh như những năm trước, nhưng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm ở xã Châu Phong (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) vẫn được giữ gìn và phát triển bởi những người nặng lòng với giá trị truyền thống. Tiêu biểu là ông Mohamad, chủ Cơ sở dệt thổ cẩm truyền thống làng Chăm Châu Phong, người đã góp phần đưa các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm vươn xa.
Xã Châu Phong (TX. Tân Châu) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm sinh sống và phát triển, gắn với đó là nhiều nghề truyền thống tồn tại rất lâu đời. Ở đây, có nhiều bạn trẻ tâm huyết với cộng đồng, mong muốn được kết nối với du khách gần xa, nhằm giới thiệu văn hóa DTTS Chăm và giúp người dân địa phương làm nghề truyền thống có thêm thu nhập.
Nghề dệt truyền thống của dân tộc Chăm An Giang đã có từ lâu đời. Theo lời kể của các cụ cao niên ở ấp Phũm Soài (xã Châu Phong, TX. Tân Châu), người Chăm đến vùng đất này sinh sống từ rất lâu, họ đã mang theo nghề dệt của mình đến đây để phát triển.
Nhờ nông thôn mới (NTM) mà cầu - đường - trường - trạm được xây mới kiên cố, lộ nông thôn được thắp sáng đến các xóm, ấp và người dân ý thức bảo vệ môi trường từ nhà đến làm đẹp cả khu dân cư... nên khoảng cách giữa thành thị - nông thôn đang thu hẹp từng ngày. Tất cả là nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, trong đó có sự chung tay đóng góp rất tích cực của bà con đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm.
Việc gìn giữ làng nghề trong thời buổi có quá nhiều biến chuyển, đặc biệt là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay là cả một thách thức. Thế nhưng, cũng có không ít làng nghề đang từng ngày “sống dậy” nhờ sự nhiệt huyết của những người trẻ. Họ là những người dám nghĩ, dám làm, mang trong mình hoài bão sẽ hồi sinh làng nghề, gìn giữ bản sắc các địa phương.
Tết này, nếu bạn chưa biết phải đi đâu chơi, có thể cân nhắc đến thăm làng Chăm (ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu), ghé cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Mohamad để được hòa mình vào văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm nơi đây. Chắc chắn, bạn sẽ nhận về nhiều thú vị khó quên!