Kết quả tìm kiếm cho "nấu ăn ngon"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1575
Ẩm thực chay không chỉ là xu hướng, mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tâm linh của nhiều người dân An Giang. Với nền tảng Phật giáo lâu đời, việc ăn chay thể hiện triết lý từ bi, tránh sát sinh và hòa hợp với thiên nhiên.
Bạn muốn tự làm bữa sáng để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn nhưng không có nhiều thời gian, hãy tham khảo cách làm những món ăn sáng nhanh gọn, dễ thực hiện dưới đây.
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) luôn là mối quan tâm hàng đầu trong mọi gia đình, nhất là đối với các trường học. Bữa ăn tại trường không chỉ cung cấp năng lượng cho học sinh, mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của các em. Do đó, việc đảm bảo ATVSTP trong căn-tin trường học và bếp ăn bán trú là vô cùng cần thiết.
Cặp dòng kênh Trà Sư, con nước tràn đồng tạo nên một vẻ đẹp mê hoặc. Không sản xuất lúa nước vụ 3, người dân tại đây khai thác giá trị mùa nước nổi đón du khách đến tham quan trải nghiệm.
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản “trứ danh” ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Trải qua nhiều thế hệ, nghề làm bánh phồng Phú Mỹ (khóm Thượng 3, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân) không chỉ là kế sinh nhai, mà còn là biểu tượng văn hóa của vùng đất An Giang.
Với vùng đất đầu nguồn chín nhánh Cửu Long, mùa nước nổi là sự tuần hoàn của đất trời, là người bạn “thâm niên” đi cùng bao thế hệ người dân châu thổ. Dù hiện nay có phần “đổi tính” nhưng mùa nước nổi vẫn là nguồn sống của dân câu lưới, vẫn mang trong mình nét đẹp chân chất pha chút mộng mơ, hoài niệm của miền Tây.
Đi qua vùng nông thôn của TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, khung cảnh những hàng cây thốt nốt vươn cao trên cánh đồng lúa “vẽ” nên bức tranh quê bình dị tạo ấn tượng đặc biệt với du khách khi đến vùng Bảy Núi.
Mùa nước nổi được mong chờ nhất trong năm. Người ta luôn sẵn sàng chờ đón và sống cùng với con nước suốt 2 - 3 tháng liền. Tỉnh đầu nguồn như An Giang là nơi đón con nước về sớm và nhiều nhất. Từ dưới lòng sâu, muôn mầm sống mới sinh sôi. Sản vật miền quê theo đó hình thành, lớn lên, trở thành đặc sản phong phú, hấp dẫn biết bao thực khách.
Nếu có dịp về mấy nẻo đường quê miền Tây bằng xe hơi, người ngồi trên xe sẽ rất “bứt rứt”, bởi phải vượt qua đủ mọi chướng ngại trên đường. Mà chướng ngại phổ biến nhất là “chợ di động”, có khi cồng kềnh, cao gấp đôi chiếc xe 5 chỗ. Trên mỗi “chợ” ấy, dường như chất đầy phận đời mưu sinh của cả hộ gia đình…
Thịt lợn treo gác bếp là một món ăn đặc sản của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là một loại thực phẩm, thịt lợn gác bếp còn là biểu tượng của văn hóa phong phú, lòng hiếu khách và nghệ thuật nấu ăn truyền thống của người dân nơi đây. Mỗi miếng thịt gác bếp không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, béo ngậy mà còn chứa đựng những câu chuyện về đời sống, lịch sử và phong tục tập quán của các dân tộc.
Có những người lính hoàn thành trọng trách với quân đội, với Tổ quốc, trở về cuộc sống đời thường. Nhưng sâu thẳm trong tim họ, vẫn là ngọn lửa nhiệt huyết của “Bộ đội Cụ Hồ” thuở nào, sẵn sàng “ra trận” cống hiến. Đó là dấu ấn đậm nét của cựu chiến binh (CCB) huyện An Phú trong giai đoạn thi đua 2019 - 2024.