Kết quả tìm kiếm cho "tại Chốt kiểm soát dịch COVID-19 Vàm Cống"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 90
Việc tạm dừng áp dụng các Chỉ thị 15, 16, 19 của Thủ tướng Chính phủ để chuyển sang trạng thái thích ứng lâu dài với dịch bệnh COVID-19 là một bước đột phá về tư duy và hành động của Chính phủ. Trong đó, hành xử thống nhất, rõ ràng, cụ thể theo từng cấp độ dịch là điều mà hầu hết doanh nghiệp (DN), người dân đang mong đợi.
Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) Đào Văn Ngọc với phóng viên Báo An Giang vào trưa 14-10 về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Chưa bao giờ, TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) gánh chịu nhiều áp lực, thách thức dồn dập như thời điểm hiện tại. Áp lực phòng, chống dịch COVID-19 ở địa bàn trung tâm tỉnh, áp lực tiếp nhận mấy chục ngàn người xa quê trở về; áp lực phục hồi kinh tế ở vùng đô thị “đầu não”… Giải pháp nào tháo gỡ những nút thắt này?
Chiều 12-10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, Trưởng ban Tổ chức tiếp nhận công dân ký phương án phối hợp tổ chức tiếp nhận công dân An Giang từ các tỉnh, thành phố tự phát trở về địa phương tại Chốt kiểm soát Vàm Cống (TP. Long Xuyên).
Khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) tiếp tục đối diện thách thức khi tiếp nhận hàng ngàn người dân ngoài tỉnh trở về quê. Nỗ lực thời gian qua đã thấy được “điểm sáng” tích cực để cả hệ thống chính trị thêm lần nữa động viên nhau chung sức, đồng lòng, kề vai sát cánh vượt qua khó khăn.
Vượt hàng trăm km, cùng với hành trang nặng trĩu, lòng người xa xứ cũng trĩu nặng vì mệt mỏi, lo lắng. Họ biết, khi tự phát, ồ ạt trở về, chắc chắn phát sinh trở ngại cho quê hương. Nhưng sự bình yên ở nơi chôn nhau cắt rốn thôi thúc họ lên đường. Dẫu thế nào đi nữa, trong vòng tay quê hương, những người con xa xứ được vỗ về, yêu thương, chăm sóc.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 An Giang cho biết, ngày 5-10, số ca nghi mắc phát hiện tại các khu phong tỏa trên địa bàn tỉnh vẫn còn cao. Tình hình dịch bệnh tại cộng đồng hầu hết là người về từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh qua chốt kiểm soát Vàm Cống.
Đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát, Trường Cao đẳng Y tế An Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các tình nguyện viên là sinh viên của trường, đoàn viên, thanh niên các địa phương để sẵn sàng tham gia tuyến đầu chống dịch. Những bước chuẩn bị về kiến thức chuyên môn cơ bản này đã tăng thêm sự tự tin cho các tình nguyện viên khi đi vào tâm dịch, tham gia truy vết lấy mẫu, hỗ trợ khu cách ly tập trung… sẵn sàng hỗ trợ khi được lệnh điều động.
Với quan điểm thống nhất từ Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho đến chính quyền các địa phương là: “Người dân về tới cửa ngõ thì phải đón tiếp”, tính đến sáng 5-10, An Giang đã tiếp nhận tổng số gần 35.000 người dân từ các tỉnh, thành phố về quê. Tỉnh An Giang đã huy động mọi nguồn lực, tăng cường xã hội hóa, tập trung chăm lo sức khỏe và an toàn của những người con An Giang...
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 An Giang cho biết, ngày 4-10, số ca nghi mắc phát hiện tại các khu phong tỏa vẫn còn cao, đồng thời phát hiện nhiều ca bệnh là người về từ các tỉnh, thành phố qua chốt kiểm soát Vàm Cống.
Suốt 3 ngày nay, hàng ngàn người dân An Giang xa xứ di chuyển về địa phương, tạo áp lực lớn cho công tác tiếp nhận, quản lý của chính quyền các cấp. Tỉnh đã thống nhất một số chủ trương, giải pháp để xử lý vấn đề.
Ngày 3-10, An Giang đã phát hiện 29 ca nhiễm là người về từ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh tại chốt kiểm soát Vàm Cống. Tổng cộng, toàn tỉnh ghi nhận 223 ca nghi mắc COVID-19 (1 tái dương tính), gồm 24 ca trong khu cách ly tập trung, 160 ca trong khu phong tỏa, 39 ca trong cộng đồng, đã được kiểm soát.