Kết quả tìm kiếm cho "xóm nghề ươm cây giống"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 27
Bà tên thật là Hồ Thị Hà (sinh năm 1954, thị trấn Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), nhưng lâu nay người dân địa phương đã quen gọi với cái tên thân mật: Bà Mười vườn thuốc nam. Công việc gắn bó với bà Mười hơn 20 năm qua là trồng thuốc nam và cho miễn phí người dân trong, ngoài địa phương.
Hôm nay (19/5), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Long Giang (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021. Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của người dân.
Hôm nay (11/5), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hội An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) long trọng tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đó là kết quả sau 11 năm nỗ lực phấn đấu của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Hội An, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của xã và vùng phụ cận. Niềm vui nhân đôi khi tới đây, Hội An sẽ được lên thị trấn - là một trong 3 đô thị chính của huyện Chợ Mới.
Mùa lũ năm nay, con nước về chậm, con cá còn chưa kịp lớn đã vội ra sông lớn nhưng bông điên điển vẫn lấm tấm vàng trên những tán lá non. Mặc cho dịch COVID-19 đã làm cuộc sống thay đổi ít nhiều, nhưng điên điển vẫn hiện hữu ở những góc quê mùa lũ và giữ nguyên vẻ đẹp chân chất, bình dị mà quá đỗi thân thương.
Dù giá cau tươi đang neo cao ở mức 70.000- 100.000 đồng/kg nhưng nhiều nhà vườn ở xã Hải Đường (huyện Hải Hậu, Nam Định) không còn cau để bán. Cau tươi thu hái đến đâu được thương lái mua hết đến đó.
Những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, người dân sống ở vùng thôn quê cảm thấy may mắn hơn rất nhiều so với bà con ở thành phố.
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chẳng biết khi nào, Tết Nguyên đán của người Việt lại thấm sâu, giao hòa với văn hóa của người Khmer vùng Bảy Núi. Để từ đó, bên cạnh các ngày lễ, Tết truyền thống của mình, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở An Giang lại chung niềm hân hoan khi những nụ mai vàng lấp ló trên cành báo hiệu mùa xuân mới đã về.
Mùa lúa chín, cánh đồng Lương An Trà (Tri Tôn, An Gianf) như nhuộm một màu vàng óng ả, đây cũng là thời điểm những người xa xứ tìm đến để bẫy chuột.
Những cánh đồng hoa dừa cạn đẹp ngút ngàn xuất hiện ngày càng nhiều trong tỉnh vô tình trở thành “điểm hẹn” thu hút khách thập phương đổ xô về tham quan chụp ảnh.
Thay vì phải canh tác theo mùa vụ để sản xuất như trước đây, nay các cơ sở ươm cây giống trên địa bàn tỉnh như: Hội An (Chợ Mới), Phú An (Phú Tân), TX. Tân Châu... cho xuất hàng liên tục mới đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay là thời điểm xôm tụ nhất trong năm của bà con theo nghề ươm cây giống.
“Vườn dưa lưới của tôi đang vào giai đoạn thu hoạch, công ty bao tiêu với giá 30.000 đồng/kg. Vụ này tôi thu hoạch khoảng 3,7 tấn, ước đạt 150 triệu đồng. Lần đầu tiên tôi trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đạt kết quả như vậy xem như thành công” - ông Phan Văn Đắt (sinh năm 1953, ngụ ấp Trung Phú 6, xã Vĩnh Phú, Thoại Sơn) bộc bạch.